Canada siết thị thực du học nhằm đối phó cuộc khủng hoảng nhà ở
Đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở, Canada đã đưa ra chính sách hạn chế nhập cư, đồng thời thắt chặt việc cấp visa du học cho sinh viên nước ngoài trong năm 2024.
Theo Le Monde, lần đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Justin Trudeau lên nắm quyền, chính phủ Canada đã thực hiện những bước thay đổi lớn trong chính sách nhập cư. Ngày 22-1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nhập cư, Tị nạn và Quốc tịch Canada Marc Miller thông báo nước này sẽ áp dụng giới hạn tạm thời trong hai năm đối với số lượng thị thực được cấp mới cho sinh viên quốc tế. Năm 2024 sẽ chỉ có khoảng 364.000 thị thực được cấp mới, thấp hơn 35% so với năm 2023. Bộ trên cho biết, biện pháp này nhằm mục đích “giảm bớt áp lực về nhà ở” tại Canada.
Ngoài ra, chính phủ Canada cũng dự tính đặt giới hạn về số lượng giấy phép lao động cấp cho các sinh viên nước ngoài đã tốt nghiệp tại một số cơ sở giáo dục ở Canada. Giấy phép lao động được coi là một con đường khá dễ dàng để bảo đảm quyền lưu trú tại Canada.
Từ lâu, Canada đã được xem là một điểm đến hàng đầu cho du học sinh nước ngoài nhờ điều kiện học tập tốt cùng với nhiều cơ hội việc làm. Sau đại dịch, chính sách làm thêm rộng rãi đã trở thành "thỏi nam châm" hút các sinh viên nước ngoài đến với Canada. Theo thống kê của Canada, hiện có hơn 1 triệu sinh viên nước ngoài đang học tập tại nước này. Trong bối cảnh Canada phải đối mặt với tỷ lệ nhập cư cao kỷ lục cũng như cuộc khủng hoảng khan hiếm nhà ở, chính phủ kỳ vọng những biện pháp hạn chế mới sẽ góp phần ngăn chặn đà gia tăng theo cấp số nhân của lượng người nhập cư đến Canada.
Canada vốn phụ thuộc vào nhập cư để thúc đẩy nền kinh tế và đối phó với tình trạng dân số già. Thủ tướng Trudeau đã cho phép tăng cường lượng người nhập cư hằng năm. Cuộc khủng hoảng thiếu nhà ở Canada được cho là do thực trạng gia tăng người di cư và sinh viên quốc tế, khiến nhu cầu về nhà ở tăng cao cũng như lạm phát đã làm chậm trễ việc xây dựng các khu nhà ở mới. Theo trang Business Insider, giá nhà tại Canada đã tăng gấp đôi kể từ năm 2011. Trong khi đó, giá thuê nhà cũng đang ở mức cao kỷ lục, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2023.
![]() |
Những căn nhà đang được xây mới tại thành phố Markham, bang Ontario, Canada. Ảnh: Business Insider |
Chuyên gia kinh tế Bob Dugan của Tập đoàn thế chấp và nhà ở Canada (CMHC) nhận định, việc phát triển nhà ở của Canada không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số. Nếu ở mức độ xây dựng hiện nay, Canada sẽ thiếu khoảng 3,5 triệu nhà ở vào năm 2030. Một số ý kiến khác cũng cho rằng chính sách di cư của chính phủ liên bang là “không bền vững” và đã góp phần đáng kể tạo ra cuộc khủng hoảng nhà ở, chi phí sinh hoạt mà hàng nghìn gia đình Canada phải trải qua.
Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Canada đối mặt tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng trong quá trình phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19. Vì vậy, các sinh viên quốc tế đã tốt nghiệp trở thành lực lượng lao động nhập cư quan trọng ở Canada. Theo Reuters, mỗi năm sinh viên quốc tế đóng góp khoảng 22 tỷ CAD (16,4 tỷ USD) cho nền kinh tế Canada. Những thay đổi về chính sách nhập cư và siết thị thực du học sẽ gây thiệt hại cho các cơ sở giáo dục của Canada đã đầu tư mở rộng cơ sở để thu hút thêm sinh viên quốc tế. Nhưng quan trọng hơn, động thái này cũng sẽ tạo ra tình trạng thiếu hụt lao động tại Canada, đặc biệt trong các lĩnh vực nhà hàng, ăn uống...
Theo ông Maximilien Roy, Phó chủ tịch Hiệp hội nhà hàng Canada, các sinh viên nước ngoài chiếm 4,6% trong tổng số 1,1 triệu lao động trong ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống năm 2023. Bởi vậy, họ là một trong những nhóm nhân lực có tầm quan trọng chủ chốt. Hiện nay, các nhà hàng trên khắp đất nước đang rơi vào tình cảnh thiếu hụt lao động trầm trọng với gần 100.000 vị trí cần tuyển. Các chuyên gia và giới doanh nghiệp cảnh báo điều này sẽ có tác động lớn đối với ngành dịch vụ cũng như làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động vốn đã thường xuyên xảy ra ở quốc gia có dân số già như Canada.
HÙNG HÀ
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.