CẬP NHẬT THIÊN TAI TẠI MIỀN BẮC: Nước sông Hồng đang lên nhanh
Do ảnh hưởng của bão số 3, các tỉnh, thành phố phía Bắc đang bị thiệt hại nặng nề. Bão lũ làm nhiều người chết và mất tích, nhiều nơi đang bị chia cắt, cô lập.
Nhận định về tình hình mưa lớn và lũ tại khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa, ông Hoàng Văn Đại, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong đêm 9 và 10-9, hầu hết khu vực các tỉnh thuộc trung du và miền núi phía Bắc tiếp tục có mưa trên diện rộng, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất; đặc biệt là các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Lai Châu. Các sông nhỏ ở miền núi phía Bắc đang ở mức báo động 2, báo động 3, mức rất cao; trong đêm 9-9, lũ trên các sông sẽ tiếp tục lên.
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 141, Sư đoàn 3, Quân khu 1 dầm mình trong mưa lũ cứu giúp nhân dân tại thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. |
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 346 hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão số 3
Do gió to, mưa lớn kéo dài, trên địa bàn huyện Phú Lương (Thái Nguyên) bị sạt lở đất, ngập úng cục bộ tại nhiều khu vực, nhiều ngôi nhà bị tốc mái và thiệt hại tài sản của người dân. Trong 2 ngày 8 và 9-9, Sư đoàn 346 huy động gần 400 lượt cán bộ, chiến sĩ phối hợp với các lực lượng chức năng và dân quân tự vệ tham gia giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả, xử lý cây đổ, sạt lở đất, lưu thông tuyến đường Quốc lộ 3, Quốc lộ 3C đi qua địa bàn xã Động Đạt, xã Yên Đổ, huyện Phú Lương. Đưa an toàn 1 sản phụ, 1 người bị đa chấn thương do sạt lở đất cấp cứu tại trung tâm y tế huyện. Hiện tại, hơn 250 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 346 vẫn tiếp tục giúp đỡ nhân dân các xã Cổ Lũng, Tức Tranh và Giang Tiên (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) khắc phục hậu quả sau bão.
NGUYỄN CÚC (tổng hợp)
Hà Nội: Mưa lớn đầu giờ sáng, nhiều tuyến đường ngập úng, ùn tắc cục bộ
Ngày 10-9, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra mưa cục bộ tại một số quận, huyện. Tại thời điểm 6 giờ 30 phút, một số tuyến đường đã úng ngập, như: Vĩnh Hưng, Thái Hà, Quan Nhân, Cổ Linh, Đàm Quang Trung, Vũ Xuân Thiều, Ngọc Lâm. Các tuyến đường: Phan Văn Trường, Đại lộ Thăng Long (ngã ba giao Lê Trọng Tấn), Hầm chui (số 3, số 5, số 6, Km9+656), Tố Hữu, Yên Nghĩa (bến xe Yên Nghĩa tới ngã ba Ba La), Võ Chí Công, Dương Đình Nghệ, Nguyễn Khánh Toàn, Thiên Hiền, phố Nhuệ Giang... cũng bị ngập sâu trong nước.
Từ 8 giờ 30 phút, ngày 10-9: Hạn chế phương tiện lưu thông qua cầu Chương Dương
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu Chương Dương, Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu Chương Dương. Thời gian thực hiện từ 8 giờ 30 phút hôm nay (10-9).
Hà Nội điều chỉnh giao thông qua cầu Chương Dương. Ảnh: NGỌC ANH Cụ thể, hướng từ quận Hoàn Kiếm đi Long Biên: Cấm các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn; xe buýt được phép hoạt động.
Hướng từ quận Long Biên đi Hoàn Kiếm: Cấm các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn; xe buýt được phép hoạt động.
Các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ và xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn có nhu cầu đi qua cầu Chương Dương lưu thông theo các cầu: Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long. (TTXVN)
Thanh Hóa: Thiệt hại nặng về hoa màu
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, tính đến 17 giờ ngày 9-9, mưa, bão đã khiến 2 người bị thương do cây đổ, hiện đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.
Ngoài ra, 225 nhà bị tốc mái do cây đổ, sạt lở phần móng, sạt lở taluy (Cẩm Thủy 1 nhà, Mường Lát 89 nhà, Quan Hóa 89 nhà, Lang Chánh 12 nhà, Thường Xuân 2 nhà, Quan Sơn 32 nhà); 2 nhà bị ngập nước (Quan Hóa).
Tại km 88+760 bị sạt lở, sụt lún nền mặt đường vào đến taluy dương, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông. Ảnh: qdnd.vn Mưa, bão cũng gây thiệt hại về nông nghiệp, trong đó diện tích lúa bị ngập, đổ: 2.014,23 ha (trong đó diện tích lúa bị ngập là 366,10 ha); diện tích hoa màu, rau màu bị ngập, đổ (ngô, sắn, lạc, rau,…): 202,67 ha (trong đó diện tích bị ngập là 24,90 ha). Cây trồng hàng năm bị đổ, gãy: 236 ha; cây ăn quả bị đổ gãy: 2,15 ha và 520 cây; cây trồng lâu năm bị đổ gãy: 21,68 ha (keo, luồng, xoan, lát) và 235 cây phi lao; cây xanh đô thị bị đổ gãy: 124 cây.
Mưa, bão cũng làm 75m kênh mương và 2 đập dâng bị hư hỏng (đập Lằn bản Yên xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn và đập Tá Lùn thôn Khảng xã Văn Nho, huyện Bá Thước); 85 guồng dẫn nước, 01 thuyền sắt bị cuốn trôi; 150m bờ suối bị sạt lở; lùng mang bên hữu cống điều tiết trên kênh tiêu Toán Tâm, thôn Thái Dương xã Thiệu Hoà (cách trạm bơm Thái Ninh mới 400m về phía thượng lưu).
Ngoài ra, mưa bão cũng khiến 8 điểm trường bị ảnh hưởng (trong đó 5 điểm trường bị đổ một phần tường rào; 1 điểm trường bị ngập; 1 điểm trường bị sập bán bình; 1 điểm trường bị tốc mái).
Mưa bão cũng làm sạt taluy dương, sạt lở đá lăn, sa bồi mặt đường, sa bồi rãnh dọc, sa bồi cống tại 142 vị trí, tổng khối lượng khoảng 12.661m3; sạt lở taluy âm tại 08 vị trí với tổng chiều dài 306m;… Ngoài ra, 17 cây cột điện hạ thế và 01 cột ăng ten thuphát sóng bị gãy, đổ…. (NGUYỄN KIỂM)
Lũ trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương tiếp tục lên
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, lũ trên sông Thao tại Lào Cai tiếp tục xuống; tại Bảo Hà (Yên Bái) tiếp tục lên, duy trì ở mức trên lũ lịch sử. Lũ trên sông Lô, sông Cầu (Thái Nguyên, Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang) tiếp tục lên. Lũ sông Lục Nam (Bắc Giang) xuống chậm.
Trong 12-24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Thao tại Lào Cai tiếp tục xuống; tại Bảo Hà biến đổi chậm, tại Yên Bái tiếp tục lên và duy trì trên mức lũ lịch sử. Lũ sông Lục Nam tiếp tục xuống.
Từ 10-9 đến 11-9, lũ trên sông Hoàng Long tiếp tục xuống dưới mức báo động 1. Trên các sông khác ở khu vực Bắc Bộ xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức báo động 2-báo động 3, có sông trên báo động 3.
Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ.
Thông tin dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được cung cấp trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Khí tượng Thủy văn tại địa chỉ: http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn/ và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 3
Cảnh báo tác động của lũ trên các sông, suối gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn. Nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu, ảnh hưởng tới các hoạt động như: Giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, dân sinh, các hoạt động kinh tế-xã hội vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng-sông Thái Bình. Mực nước lũ hạ lưu sông Hồng-sông Thái Bình duy trì ở mức cao nhiều ngày có thể làm lở đất ven sông, ảnh hưởng đến an toàn của các tuyến đê vùng ven sông.
Nguy cơ ngập lụt ở các vùng trũng, thấp tại một số quận, huyện của Yên Bái (Trấn Yên, Văn Yên, Văn Trấn, Lục Yên, Yên Bình, Trạm Tấu); Bắc Giang (thành phố Bắc Giang, Hiệp Hòa, Việt Yên, Lục Ngạn, Lạng Giang, Lục Nam); Thái Nguyên (thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, thị xã Phổ Yên); Bắc Ninh (thành phố Bắc Ninh, Yên Phong); Phú Thọ (Tân Sơn, Thanh Sơn, Tam Nông, Yên Lập, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Lâm Thao); Tuyên Quang (Hàm Yên, Chiêm Hóa, thành phố Tuyên Quang); Hà Nội (Bãi giữa, ven sông Hồng thuộc các quận Tây Hồ, Long Biên, Hoàn Kiếm, Gia Lâm).
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.