• Click để copy

Cây cầu 12 thập kỷ nối hai bờ tả - hữu Hồng Hà

Tồn tại hơn 100 năm tuổi, cầu Long Biên trở thành công trình vĩ đại, là một chứng nhân lịch sử đối với người dân Việt Nam về một thời kỳ thuộc địa kéo dài một thế kỷ, nối hai bờ tả - hữu dải Hồng Hà kỳ vĩ.

Được khởi công xây dựng năm 1898 và hoàn thành thông xe năm 1902, cây cầu thép bắc qua sông Hồng dài gần 2km do nhà thầu Daydé & Pillé thi công. Theo bản đồ thiết kế được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, cầu Long Biên dài hơn 1.682m gồm 19 nhịp dầm thép, đặt trên 20 trụ cầu cao 43,5m. 

Cầu có một đường sắt và hai làn đường bộ. Toàn bộ 30.000m3 đá và 5.300 tấn thép cùng các vật liệu khác, kể từ viên sỏi, viên đá xanh... để xây dựng cầu, đều được vận chuyển từ Pháp sang.

Cây cầu 12 thập kỷ nối hai bờ tả - hữu Hồng Hà
 
Cây cầu 12 thập kỷ nối hai bờ tả - hữu Hồng Hà

Tài liệu về bản vẽ thiết kế, thi công cây cầu Long Biên tới nay vẫn còn nguyên vẹn tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I. (Nguồn: Trung tâm lưu trữ quốc gia I) 

12 thập kỷ, cầu Long Biên trở thành chứng nhân của biết bao thăng trầm lịch sử dân tộc, trở thành biểu tượng và tiếng nói Thủ đô Hà Nội anh hùng. Mùa đông năm 1946, bão lửa chiến tranh do thực dân Pháp gây nên đã bao trùm khắp phố phường Hà Nội, quân dân Thủ đô chính thức cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Cây cầu 12 thập kỷ nối hai bờ tả - hữu Hồng Hà
Cây cầu 12 thập kỷ nối hai bờ tả - hữu Hồng Hà

Cầu Long Biên tồn tại qua hơn 1 thế kỷ nay trở nên già nua nhưng vẫn như một người Việt Nam cần cù, cần mẫn hàng ngày kết nối các phương tiện tàu hỏa, xe máy, xe đạp, xe thô sơ lưu thông từ bờ này sang bờ bên kia sông Hồng. (Ảnh: Đức Nguyễn)  

Người Hà Nội đi sơ tán, cầu Long Biên đưa tiễn người thân giữa đạn lạc, bom rơi. 60 ngày đêm chiến đấu ngoan cường với quân thù, những cán bộ và chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô đã lập nên một trong những trang sử huy hoàng nhất của Hà Nội những năm đầu kháng chiến. Một lần nữa, cầu Long Biên lại tỏa bóng che chở cho những người con quả cảm của Thủ đô rút lui an toàn về căn cứ. 

Cây cầu 12 thập kỷ nối hai bờ tả - hữu Hồng Hà

Đến 16 giờ ngày 9-10-1954, những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Cây cầu là nơi chào đón đoàn quân chiến thắng về tiếp quản Thủ đô. (Nguồn: Bảo tàng Hà Nội).  

Trầm mặc và uy nghi, cầu Long Biên vẫn đứng đó chờ mong một ngày tái ngộ. Phải 9 năm mòn mỏi đợi chờ, cầu Long Biên mới được chứng kiến cảnh quân viễn chinh Pháp thảm bại lê bước qua cầu rút về nước. Ngay sau đó, cầu Long Biên lại hân hoan chào đón đoàn quân năm xưa rầm rập trở về tiếp quản Thủ đô. 

Cây cầu 12 thập kỷ nối hai bờ tả - hữu Hồng Hà

 Trên thân cầu cách vài nhịp lại có dòng chữ Daydé & Pillé

Đất nước chẳng một ngày ngơi nghỉ, chiến tranh kế tiếp chiến tranh, cầu Long Biên lại đồng hành cùng Thủ đô và cả nước bước vào hành trình chống Mỹ trường kỳ. Khi đó, cầu Long Biên bị đánh phá nhiều lần, đặc biệt là từ tháng 10 đến tháng 11-1967 dẫn đến cầu bị gãy, đổ ở các đoạn chân cầu. 

Cây cầu 12 thập kỷ nối hai bờ tả - hữu Hồng Hà

Bộ đội ta tiến qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội sau khi Pháp thất bại. Nguồn: Bảo tàng Hà Nội  

Đã qua rồi một thời hào hùng và bi tráng, cầu Long Biên hôm nay lại chung tay cùng Hà Nội lo toan bao việc đời thường cùng một sân ga nhỏ bé mang tên mình. Suốt đêm ngày chăm lo cho những chuyến tàu bình yên ra vào Thủ đô yêu quý. 

Cây cầu 12 thập kỷ nối hai bờ tả - hữu Hồng Hà

Ngày nay, người Việt nói đến Long Biên là nhắc tới một cây cầu kết nối giữa lịch sử và hiện tại, một giá trị tinh thần không thể thiếu trong tâm trí người Hà Nội. 

Nằm trong lòng một thành phố ngày càng hiện đại hóa, cầu Long Biên vẫn trầm tĩnh trong dáng vẻ cổ xưa, từ dáng lầm lũi đẩy xe hàng của các mẹ, các chị buôn rau quả hay dáng vẻ tất tưởi của gánh hàng rong, cũng có thể là sự nghỉ ngơi thư thái của những “cư dân sông nước” bên cầu…

Bức tranh êm đềm về nhịp sống Long Biên hôm nay là thế, chậm rãi và thanh bình. Nơi quần tụ những nét xưa Hà Nội, nơi những con thuyền và tàu bè tìm về neo đậu sau một ngày bận rộn. Cây cầu và con người ngày hôm nay vẫn quần tụ bên nhau như nốt nhạc trầm xao xuyến giữa phố thị ồn ào đông đúc. 

Cây cầu 12 thập kỷ nối hai bờ tả - hữu Hồng Hà

Chiến tranh đã lùi xa. Mọi thứ dường như đã đổi thay, duy chỉ có hình ảnh cầu Long Biên quen thuộc vẫn ngày ngày đứng đó, hiên ngang giữa đất trời. 

Cầu Long Biên đã già nua cùng năm tháng, hơn 1 thế kỷ qua cầu Long Biên đã tạc vào ký ức người Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung như một biểu tượng kiêu hãnh của Thủ đô văn hiến. Giờ đây, dẫu già nua, cây cầu vẫn kiêu hãnh đảm nhận công việc của mình một cách đáng kinh ngạc cùng Hà Nội đón chào những sự kiện thiên niên kỷ…

HỒNG PHÚC

Bài liên quan

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.