• Click để copy

Chàng Sơn - ngôi làng nghìn năm tuổi gìn giữ tinh hoa đất Việt

Trải qua biết bao thăng trầm của thời gian, Chàng Sơn hôm nay vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ được nhờ những đôi bàn tay của người thợ tài hoa, họ đã tạo nên những tác phẩm mộc độc đáo gìn giữ tinh hoa đất Việt.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km về phía Tây, chúng tôi tìm về thôn Chàng Sơn (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) để được “mục sở thị” ngôi làng có tuổi đời hàng nghìn năm nổi tiếng với nghề mộc truyền thống. 

Đặt chân đến làng nghề Chàng Sơn, điều khiến tôi ngỡ ngàng rằng Chàng Sơn không giống những làng nghề truyền thống khác đang bị mai một. Trái lại, khi cơ chế thị trường lên ngôi cũng là lúc Chàng Sơn ngày càng mở rộng và vươn xa. Các sản phẩm của làng nghề đã chiếm lĩnh các thị trường lớn trên toàn quốc, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm mộc của hàng chục làng nghề khác.

Chàng Sơn - ngôi làng nghìn năm tuổi gìn giữ tinh hoa đất Việt

Những hoa văn độc đáo, những nét chạm trổ thủ công mang trong mình hơi thở của sự cổ kính pha lẫn nét hiện đại chính là linh hồn của làng Chàng Sơn.

Giai thoại làng Chàng 

Kỳ lạ thay, trong làng Chàng Sơn có rất nhiều ngôi đình nhưng lại chẳng có đến một ngôi đình thờ Thần thành hoàng làm nghề mộc, cũng chẳng ai có thể trả lời chính xác nghề mộc Chàng Sơn xuất hiện từ khi nào. 

Chúng tôi gặp ông Nguyễn Tiến Nam (sinh năm 1961), chủ một xưởng mộc trong làng để có thể hiểu rõ về giai thoại về Chàng Sơn hàng nghìn năm tuổi. Theo lời kể của ông Nam: “Người thợ mộc Chàng Sơn tài hoa đến mức đích thân Thánh Tản Viên xuống núi mời ông Phó Sần dẫn đầu tốp thợ 6 người trong làng lên để sửa đình thờ. Câu chuyện cụ Phó Sần cũng đã từng được nhà văn Nguyễn Tuân đề cập trong tác phẩm “Vang bóng một thời” xuất bản lần đầu tiên vào năm 1940”.

Theo ông Nam, tên gọi trước kia của Chàng Sơn theo tiếng Nôm nghĩa là Nủa Chàng-được bắt nguồn từ một dụng cụ làm mộc cổ đục chàng chảy (chàng). Mãi về sau thì làng được gọi theo âm Hán Việt là Chàng Thôn và năm 1956 được đổi tên thành Chàng Sơn (làng Chàng) như ngày nay.

Chàng Sơn - ngôi làng nghìn năm tuổi gìn giữ tinh hoa đất Việt
Chàng Sơn - ngôi làng nghìn năm tuổi gìn giữ tinh hoa đất Việt
Chàng Sơn - ngôi làng nghìn năm tuổi gìn giữ tinh hoa đất Việt

Đục chàng chảy (chàng) là “linh hồn” với làng nghề Chàng Sơn xưa, ngày nay hầu như những người thợ trẻ không còn sử dụng chiếc đục này nữa và cũng hiếm dần. 

Đục chàng chảy (nghĩa cổ tức là đánh) nhằm chỉ thao tác của chiếc đục cổ, nó đóng vai trò là “linh hồn” với làng nghề Chàng Sơn xưa, ngày nay hầu như những người thợ trẻ không còn sử dụng chiếc đục này nữa và cũng hiếm dần, thay vào đó là những máy đục CNC (máy đục gỗ vi tính) công nghiệp nhanh, gọn, tiết kiệm hơn. 

Để chúng tôi có thể hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa dùng đục chàng cổ và sử dụng đục bằng máy CNC, ông Nam thao tác trực tiếp và tỉ mỉ hướng dẫn: “Chiếc đục phải được nằm theo chiều ngang, chuyển động của đục được hoạt động giống chiếc bập bênh, dùi đục đánh vào chuôi đục lúc đó mũi đục được “chảy” đi rất sâu mềm mại, hài hòa, khác hẳn so với máy CNC”. 

Trạm trổ từng nét tinh hoa đất Việt

Sự tài hoa, khéo léo của những người thợ Chàng Sơn đã để lại dấu ấn trên rất nhiều công trình kiến trúc điêu khắc gỗ nổi tiếng, một trong số đó có thể nhắc tới chùa Tây Phương (cách làng Chàng Sơn khoảng 5km). 

Hơn 70 pho tượng trong chùa chính là những kiệt tác của lịch sử mỹ thuật Việt Nam do bàn tay người thợ làng Chàng làm nên. Đặc sắc nhất là 18 pho tượng La Hán, tượng nào cũng được tạc vô cùng công phu, tinh xảo và sống động. Nhìn vào đó, người ta không chỉ thấy tinh hoa sáng tạo của cha ông, mà còn thấy sự kết hợp hài hòa trong vật liệu, kết cấu, hình khối, tạo nên đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc tượng đương thời. 

Chàng Sơn - ngôi làng nghìn năm tuổi gìn giữ tinh hoa đất Việt

Bộ tượng “18 vị La Hán chùa Tây Phương” được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Bộ tượng này gồm hai tượng đặt ở chùa Trung và 16 tượng ở chùa Thượng. 

Chàng Sơn - ngôi làng nghìn năm tuổi gìn giữ tinh hoa đất Việt

Sư tổ Xà Dạ Đa sinh thời nổi tiếng là người trí tuệ thâm sâu. Tượng được tạc với tư thế rất lạ: Cơ thể gầy giơ xương, tay đang cầm cái que gãi lưng, có vẻ rất ngứa ngáy khổ sở

Ông Nguyễn Duy Thành (sinh năm 1957) cho hay: “Tượng La Hán của chùa Tây Phương chính là hiện thân của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Hoàn cảnh đất nước khi đó thì Trịnh-Nguyễn phân tranh, những nghệ nhân làng Chàng đã dùng đôi mắt tinh tường, sự đồng cảm với nhân dân để truyền cảm “linh hồn” của hiện thực thời đại vào 18 bức tượng La Hán”. 

Những thế hệ của Chàng Sơn hôm nay vẫn đang nỗ lực cùng nhau tiếp nối nghề truyền thống của cha ông mình, đàn ông làng Chàng trưởng thành hầu như đều theo nghề mộc, trên mọi ngóc ngách của làng Chàng đi đến đâu cũng nhộn nhịp tiếng xẻ gỗ, tiếng đục, tiếng bào. 

Tiếng lành đồn xa, những người con của làng Chàng được mọi người biết đến với các sản phẩm tinh xảo từ đồ nội thất, đồ thờ, đến dựng nhà cổ Bắc Bộ. Nghệ nhân Quốc gia Nguyễn Giang được nhiều người biết đến bởi đôi bàn tay khéo léo, làm nên những tác phẩm mang tính nghệ thuật cao, đặc biệt là những chế tác, xây dựng nhà gỗ. 

Nghệ nhân Nguyễn Giang cho biết: “Sinh ra trong một gia đình nhiều đời làm nghề mộc nhưng chủ yếu là đục chạm khắc bàn ghế, giường tủ và các đồ nội thất. Đến năm lên 9 tuổi, tôi đã học nghề mộc, được thấm nhuần những đường nét, chạm khắc tinh hoa của nếp nhà truyền thống. Tình yêu nghề cũng đã gắn bó được hơn 30 năm”.  

Chàng Sơn - ngôi làng nghìn năm tuổi gìn giữ tinh hoa đất Việt

Mặc sự xoay vần của thời gian, những nghệ nhân làng Chàng vẫn miệt mài thổi hồn vào gỗ để lại những dấu ấn đậm nét trên từng tác phẩm. 

Theo nghệ nhân Nguyễn Giang, muốn tạo nên thương hiệu của làng Chàng trước hết cần chọn được loại gỗ. Vì các sản phẩm chạm khắc gỗ có nhiều chi tiết phức tạp, tinh vi nên nguyên liệu để làm ra loại hình sản phẩm này được “tuyển chọn” rất kỹ càng, chúng phải đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng: Có vân thớ đẹp, lỗ mạch nhỏ, không bị mối mọt, ít cong vênh…

“Cũng giống như phác thảo dáng vóc trong hội họa, trong nghệ thuật chạm khắc gỗ, đục vỡ (vỡ hoa văn) đóng một vai trò rất quan trọng. Đây là động tác tạo hình hoa văn thô, tạo dáng vóc của sản phẩm. Vì chỉ là phần “sơ chế” cho nên khi đục vỡ phải để lại lượng dư gia công nhất định dành cho các khâu gọt, nạo, tỉa và đánh bóng sản phẩm sau này. Nhát đục phải sắc ngọt không được để xơ xước gỗ hoặc tạo vết nứt dù là vết nứt nhỏ...”, nghệ nhân Nguyễn Giang cho hay. 

Trải qua những hoa văn độc đáo, những nét chạm trổ thủ công mang trong mình hơi thở của sự cổ kính pha lẫn nét hiện đại chính là một trong những yếu tố giúp cho những tác phẩm điêu khắc của làng Chàng nói chung và của nghệ nhân Nguyễn Giang nói riêng khác biệt so với những nơi khác. Mỗi một tác phẩm chạm khắc tại làng Chàng đều ẩn chứa một câu chuyện, ý nghĩa đẹp khác nhau.

Chàng Sơn - ngôi làng nghìn năm tuổi gìn giữ tinh hoa đất Việt

Mộc làng Chàng Sơn độc đáo bởi hoa văn tinh tế, tinh xảo từng chi tiết. 

Vì những yêu cầu khắt khe về nghệ thuật và sự tỉ mỉ, tinh xảo nên những nghệ nhân tại xứ Đoài (làng Chàng Sơn) luôn cố gắng để thổi hồn vào trong những nét chạm khắc. Những vật tưởng chừng như vô tri vô giác lại rất sống động, có hồn và gần gũi qua bàn tay điêu luyện của những nghệ nhân giàu kinh nghiệm; đặc biệt chú trọng đặc tả phần mặt của con vật, con người, bởi khuôn mặt thể hiện rõ nét nhất thần thái, cái hồn của nhân vật được tả.

Năm 2003, bằng sự nỗ lực, đồng lòng phát triển đưa làng nghề vươn xa của các thế hệ làng Chàng đã giúp làng mộc Chàng Sơn đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống. 

Đến năm 2008, Hội làng nghề Việt Nam phong tặng mộc Chàng Sơn danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam”. Năm 2015, sản phẩm mộc Chàng Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng công nhận nhãn hiệu tập thể. Việc được công nhận nhãn hiệu tập thể chính là tạo sự tin cậy cho khách hàng khi mua sản phẩm và cũng là trách nhiệm của những người đang sử dụng thương hiệu. 

Dẫu thời gian có đổi thay nhưng những người con của làng Chàng vẫn ngày ngày gìn giữ tinh hoa của đất Việt, trọn đời với nghề truyền thống của cha ông. Bất kỳ ai một lần được đặt chân đến làng Chàng hay chiêm ngưỡng những kiệt tác của làng Chàng sẽ đều phải trầm trồ về trí - tâm - tài của “nghệ nhân” nơi đây. Không những vậy, họ còn muốn gửi vào đó niềm tôn kính, ước vọng tạo nên những giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau.

Bài, ảnh: HỒNG PHÚC

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.