• Click để copy

Chất văn đẹp, lạ của “Người bay trong gió xanh”

Nhà văn Phạm Duy Nghĩa chuyên viết về truyện ngắn với đặc trưng thường lấy bối cảnh đẹp, trong sáng, thi vị của con người và không gian miền núi phía Bắc.

Với một quan niệm rất mực trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người cùng một bút pháp đậm chất thơ, tinh tế, hay sử dụng lối viết giả tưởng, huyền thoại góp phần tạo cho truyện của anh ấm áp một tinh thần nhân văn đáng quý. Tập truyện ngắn “Người bay trong gió xanh” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2022) mang đậm phong cách của ngòi bút văn xuôi trữ tình, lãng mạn. Đây là tập truyện ngắn duy nhất vừa được tặng Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2022. 

Chất văn đẹp, lạ của “Người bay trong gió xanh”

      Trang bìa tập truyện ngắn "Người bay trong gió xanh" của nhà văn Phạm Duy Nghĩa. 

Văn xuôi thường neo chi tiết, hình ảnh vào một tình huống nào đó để thể hiện ý tưởng thẩm mỹ. Sáng tạo tình huống luôn mang tính chiến lược vừa tạo ra cái “khung đỡ” của truyện, vừa làm điểm tựa cho lời văn, chi tiết. Tập truyện của Phạm Duy Nghĩa chỉ 12 truyện thì 12 tình huống lạ khác nhau nhưng giống nhau ở tính ly kỳ, khác lạ. Truyện “Sài thục” là sự tưởng tượng ra một loại củ không có trong thực tế là “sài thục” nhưng trở thành linh vật trong một gia đình thuộc vùng thảo nguyên nọ. Đấy chỉ là cái cớ để nói về vấn đề phong tục, tập quán, luân lý, đạo lý... Ở nơi một ngôi làng miền núi yên bình dưới thung lũng bỗng có một cơn gió màu xanh lam tràn đến tạo ra những căn bệnh lạ cũng chưa bao giờ có trong từ điển “bệnh học” là “bệnh trong sáng” và “bệnh yêu đời” (Gió xanh). Câu chuyện cứ thế mở ra bao tình tiết lạ lùng bắt người đọc phải đọc liền một mạch... Lại có những tình huống mang tính giả tưởng, siêu thực của truyện kinh dị phương Tây: Trong một thành phố nọ, một người đàn ông tỉnh dậy thấy sương mù tràn ngập và toàn bộ cư dân biến mất (Thành phố biến mất). Lại có truyện mang tình huống thần kỳ của cổ tích: Một chú bé tự nhiên biết bay lôi kéo biết bao người cùng những phán đoán cũng kỳ lạ, ngộ nghĩnh... để dần hé mở ra cái lõi bản chất đời thực trần tục của họ (Người bay). Lại có truyện mang hơi hướng “ma mị” với một chiếc áo second-hand (cũ) được mua về bỗng có phép lạ với hình bóng người chủ cũ của nó từ một nước phương Tây (Chiếc áo second-hand). Còn có cả truyện “ma quái” của truyện “truyền kỳ” cổ điển phương Đông: Một vong hồn không a dua a tòng theo đám đông gây tội ác để “trả thù đời” giữa nơi vực núi (Con ma trong hội xô xe)...

Như vậy, nhà văn Phạm Duy Nghĩa rất chú ý tạo ra sự đa dạng của cốt truyện được tiếp thu theo con đường “liên văn hóa” từ nhiều ngả, phương Tây có, phương Đông có, truyền thống và đương đại, khoa học và tâm linh... Nhiều tình huống này có một điểm gặp gỡ chung là được nhà văn phủ lên một màu xanh lạ, không phải là cơn gió thường mà cơn gió xanh. Con dê không bao giờ có màu xanh nhưng ở đây là một con dê khác thường có màu lông xanh biếc (Con dê xanh trên núi tuyết)... Màu xanh này không phải là sự sáng tạo mới mẻ. Nó từng lóng lánh xanh, bay bổng quyến rũ trong văn học Nga và châu Âu. Điều ấy chứng minh tác giả là người đọc rộng, biết nhiều để gạn lọc chất vàng cần phải có cho ngòi bút của mình.

Phạm Duy Nghĩa giỏi tạo không khí cho truyện. Đây không chỉ là vấn đề kỹ thuật ngôn từ, nó còn phụ thuộc vào vốn sống, sự am tường, nhất là phải nhập thân vào cảnh, vào người để rồi chỉ với một vài nét vẽ nhưng phong cảnh riêng biệt ở nơi ấy hiện ra đẹp và sống động. Cuộc đời đã phú cho nhà văn những thế mạnh riêng, sinh ra, lớn lên, từng có thời gian dài làm việc ở vùng núi Tây Bắc đất nước. Không chỉ đa dạng về tình huống, tập truyện cũng đa dạng về giọng điệu, khi ngạc nhiên lạ lùng, lúc nghiêm trang cẩn trọng, khi lại hài hước mỉa mai... nhưng thống nhất trong cái giọng bao trùm chủ đạo là giọng trữ tình lãng mạn. Tập sách có chất văn đẹp, mượt mà, sang trọng và tinh tế, đã kiến tạo những bức tranh thiên nhiên miền núi mới lạ, nguyên sơ, trong vắt, nồng nàn mời gọi độc giả.

PGS, TS NGUYỄN THANH TÚ

Bài liên quan

Tin mới

Trung tướng Nguyễn Văn Đức chúc mừng Trường Sĩ quan Chính trị nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam
Trung tướng Nguyễn Văn Đức chúc mừng Trường Sĩ quan Chính trị nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 18-11, thừa ủy quyền của lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đến thăm, chúc mừng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của Trường Sĩ quan Chính trị nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 / 20-11-2024).

Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng
Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Ngày 18-11, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 51. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.

Bổ nhiệm lại đồng chí Đỗ Xuân Tuyên giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế
Bổ nhiệm lại đồng chí Đỗ Xuân Tuyên giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1418/QĐ-TTg bổ nhiệm lại đồng chí Đỗ Xuân Tuyên giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.

Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy về Việt Nam, chuẩn bị chuỗi hoạt động ý nghĩa
Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy về Việt Nam, chuẩn bị chuỗi hoạt động ý nghĩa

Ngày 18-11, Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau gần một tuần đăng quang.

Hà Nội sẽ tổ chức khoảng 100 gian hàng phục vụ người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Hà Nội sẽ tổ chức khoảng 100 gian hàng phục vụ người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội dự kiến trong hai ngày 11 và 12-1-2025 sẽ tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn” tại nhà triển lãm Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.

Công điện ứng phó với bão số 9
Công điện ứng phó với bão số 9

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện gửi tới: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam. Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tối 17-11, bão Man-yi đã đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2024.