Châu Âu đề phòng thảm họa hạt nhân
Vụ một máy bay không người lái tấn công Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia ở Đông Nam Ukraine hồi đầu tháng 4 đang làm dấy lên mối lo ngại về một thảm họa hạt nhân trong khu vực.
Cho dù Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) xác nhận vụ tấn công không gây bất kỳ thiệt hại nào, song sẽ rất nguy hiểm nếu các cuộc tấn công dẫn đến mất điện, khiến hệ thống làm mát các lò phản ứng trong nhà máy ngừng hoạt động, gây nguy cơ phát nổ.
![]() |
Các nước thành viên EU đều có lực lượng sẵn sàng ứng phó với sự cố hạt nhân. Ảnh minh họa: Euronews |
Euronews cho hay, hiện có hơn 150 lò phản ứng đang hoạt động trên khắp 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Mỗi quốc gia đều có một cơ quan sẵn sàng ứng phó với sự cố hạt nhân, kể cả những quốc gia không sở hữu lò phản ứng nào.
Theo chuyên gia ứng phó khẩn cấp tại Cơ quan an toàn bức xạ Thụy Điển Jan Johansson, sự phối hợp hành động giữa các bên liên quan đã tăng lên đáng kể sau sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) năm 2011.
Theo đó, trong trường hợp xảy ra một vụ nổ lò phản ứng hạt nhân, toàn bộ dân cư trong khu vực bán kính 5km xung quanh nơi xảy ra sự cố sẽ được sơ tán lập tức. Nếu phát hiện rò rỉ phóng xạ, khu vực trong bán kính 25km sẽ được báo động và người dân nhận tin nhắn thông báo sự cố. Tất cả phải ở yên trong nhà, hạn chế ra ngoài trời mà không nhất thiết phải vào hầm trú ẩn.
Tại các địa phương có nguy cơ, hằng năm, chính quyền đều phân phát cho các hộ gia đình viên iod nhằm ngăn chặn hấp thụ bức xạ, ngăn ngừa nguy cơ ung thư tuyến giáp trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ rò rỉ. Sau khi đã vào nơi trú ẩn, người dân được hướng dẫn bật ti vi, nghe đài hoặc theo dõi qua mạng xã hội các thông báo chính thức từ chính quyền địa phương.
Tất nhiên, những hành động tiếp theo phụ thuộc vào mức độ phóng xạ bị rò rỉ cũng như các yếu tố khí tượng. Chuyên gia Johansson cho hay: “Chúng tôi diễn tập nhiều lần trong năm và tin tưởng rằng EU có một hệ thống ứng phó hiệu quả cũng như các chính quyền biết phải làm gì trong trường hợp xảy ra sự cố rò rỉ phóng xạ”.
TUẤN MINH
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.