Chợ hải sản "không ngủ" tại Hạ Long
Khi nhắc đến Hạ Long, người ta không thể không nhắc đến hải sản tươi ngon tại thành phố biển này. Tuy nhiên, để có những bữa ăn ngon chiêu đãi người dân và du khách, các loại hải sản đã có một hành trình dài cùng các thuyền chài, thương lái thức đêm, dậy sớm.
Chợ cá đầu mối nằm ở phường Cao Xanh, TP Hạ Long, ngay từ nửa đêm, khi các thuyền chài vừa cập bến cùng những thùng hải sản tươi rói cũng là lúc chợ bắt đầu hoạt động.
Dù bình minh còn chưa ló rạng, chợ đã tấp nập, thời gian họp chợ thường trong khoảng từ 1 giờ đến 8 giờ sáng. |
Chợ cá nằm trong phường Cao Xanh, giáp với biển để thuyền chài cập bến. |
Những người “sành mua" sẽ thường tập hợp tại đây do chợ cá gắn liền với các chuyến biển từ đêm hôm trước của ngư dân, nên hải sản thường rất tươi và đa dạng. |
Các rổ hải sản được vận chuyển trực tiếp từ thuyền chài lên bờ lúc 4 giờ sáng. |
Nhiều tiểu thương buôn bán tại chợ lâu năm cho biết, giá cả của các loại hải sản ở đây thường rẻ hơn các nơi khác. |
Các tiểu thương sơ chế trực tiếp cho người mua. |
Khung cảnh mua bán tấp nập diễn ra trong đêm khiến cho khu chợ được ví như “chợ không ngủ” giữa lòng thành phố, trở thành nét đặc trưng độc đáo của đời sống ven biển. |
Tin mới
Công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III đã hoàn tất
Chiều 24-11, các hoạt động chuẩn bị cho lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề chủ đề “Dòng chảy di sản” đã hoàn tất.
Dấu ấn vở diễn “Hoàng đế cờ lau”
“Hoàng đế cờ lau” là một viên ngọc sáng trong kho tàng nghệ thuật của Nhà hát Múa rối Thăng Long. Vở diễn là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật múa rối truyền thống và yếu tố hiện đại, tái hiện sinh động câu chuyện lịch sử về Đức Đinh Tiên Hoàng từ thuở thiếu thời. Với những hình ảnh đẹp mắt, âm nhạc sâu lắng và thông điệp ý nghĩa, “Hoàng đế cờ lau” không chỉ là một vở diễn giải trí mà còn là một bài học lịch sử sống động, khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong mỗi người.
Vĩnh Phúc bảo vệ, phát huy, nâng tầm giá trị di tích quốc gia đặc biệt tháp Bình Sơn
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 598/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Vĩnh Phúc triển khai các giải pháp bảo vệ, phát huy, nâng tầm giá trị của di tích, hình thành điểm đến du lịch văn hóa lịch sử hấp dẫn du khách.
Phát huy di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo
Theo các chuyên gia, Hà Nội với vị thế trung tâm của cả nước trải qua thời gian đã có được một tập hợp các dấu tích vật chất muôn vẻ. Trong đó, những công trình kiến trúc đã tạo ra một khối di sản quý giá làm nên diện mạo hấp dẫn của đô thị Hà Nội. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự phát triển đương thời của thành phố, các di tích kiến trúc này không tránh khỏi tình trạng “trơ gan cùng tuế nguyệt”, thậm chí có những lúc bị che lấp, quên lãng đầy đáng tiếc.
Trân trọng giá trị của hòa bình
Ở một số quốc gia và khu vực, bom đạn vẫn rơi hằng ngày, xung đột, khủng bố, bạo lực gia tăng với phạm vi và tác động vượt ra khỏi biên giới quốc gia, phản ánh hòa bình, an ninh toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng
Theo chương trình Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV, chiều 25-11, kỳ họp bước vào tuần làm việc cuối cùng. Quốc hội sẽ xem xét thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng; tiến hành công tác nhân sự theo thẩm quyền, xem xét nhiều nội dung quan trọng trước khi bế mạc vào chiều 30-11.