• Click để copy

Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với tỉnh Trà Vinh

Chiều 5-7, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch nước Tô Lâm đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Trà Vinh về tình hình quốc phòng - an ninh, cải cách tư pháp, đối ngoại gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh; cũng như những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Tham gia buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; cùng đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Trà Vinh có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Chí Cường và các đồng chí trong ban lãnh đạo tỉnh.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Trà Vinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Chí Cường cho biết, qua hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phục hồi và phát triển. Tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 10,27%; thu ngân sách được 219 tỷ đồng, đạt 82,12% dự toán; thu nội địa 3.300 tỷ đồng, đạt 53,05%.

Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với tỉnh Trà Vinh
Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu kết luận buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh. 
Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với tỉnh Trà Vinh
 Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh Ngô Chí Cường trình bày báo cáo.

Về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Chí Cường nêu rõ, Tỉnh ủy sẽ tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa và tập trung chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cũng như các nghị quyết, kết luận, quy định của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ trong buổi làm việc với tỉnh Trà Vinh.

 Cùng với đó, tỉnh sẽ tập trung lãnh đạo thực hiện quyết liệt 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao; tăng số lượng mặt hàng xuất khẩu của tỉnh; chủ động, linh hoạt trong thu hút đầu tư...

Tỉnh Trà Vinh cũng đã đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch nước và các bộ, ngành ở Trung ương hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc liên quan đến vốn đầu tư sửa chữa một số hạ tầng giao thông; bổ sung quy hoạch cảng biển ngoài khơi kênh đào Trà Vinh để tiếp nhận được tàu có trọng tải 50.000 tấn trở lên phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Định An...

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chuyển lời thăm hỏi ân cần, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Trà Vinh.

Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với tỉnh Trà Vinh
 Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu. 

Chủ tịch nước nhấn mạnh, điều này càng ý nghĩa trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, trong khi Trà Vinh cũng như nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp nhiều khó khăn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn. Kết quả tích cực trên không chỉ tạo dựng cho Trà Vinh diện mạo mới, tầm vóc và tương lai phát triển mạnh mẽ, mà còn củng cố được lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, cũng như sự ổn định và phát triển đất nước trong thời gian tới. Trà Vinh cũng được coi là một trong những điểm sáng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước về phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch nước biểu dương và đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Trà Vinh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, đạt được kết quả tích cực, toàn diện về kinh tế - xã hội; nhấn mạnh, với xuất phát điểm thấp từ một tỉnh thuần nông nghèo khi tái lập tỉnh cách đây hơn 30 năm, nhưng với quyết tâm đổi mới, khát vọng vươn lên mạnh mẽ và phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng, Trà Vinh đã phát triển rất tốt và hiện là một trong những tỉnh tốp đầu của Đồng bằng sông Cửu Long.

Chia sẻ với những đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Chủ tịch nước mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm hỗ trợ, nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tỉnh Trà Vinh phát triển hơn nữa trong giai đoạn tới.

Chủ tịch nước đề nghị, tỉnh Trà Vinh cần tập trung vào các dự án hạ tầng quan trọng để tạo chuyển biến mạnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời cần coi trọng công tác giải quyết những thách thức do biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, giảm nghèo, nhất là trong đồng bào Khmer; tiếp tục đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn vì tỷ trọng này còn rất cao trong cơ cấu kinh tế của Trà Vinh, đồng thời chú ý đến hình thái kinh tế nông nghiệp phù hợp để nâng cao hiệu quả về kinh tế, bền vững về xã hội và môi trường...

Chỉ rõ Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo và được xác định là tỉnh trọng điểm về an ninh quốc phòng, Chủ tịch nước yêu cầu tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân, chương trình đào tạo lao động, việc làm; hệ thống chính trị cơ sở, các cấp chính quyền, nhân dân không để các thế lực thù địch kích động, thực hiện âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm; củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo lập môi trường sống và làm việc an ninh, an toàn cho người dân...

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tặng tỉnh Trà Vinh 1.400 chiếc radio để phát cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương với mong muốn bà con, nhất là những vùng nghèo chưa có điều kiện xem được tivi, nghe được các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc.

Cùng ngày, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng và Khu tưởng niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại tỉnh Vĩnh Long.

Ngoài ra, Chủ tịch nước cũng tới thăm gia đình Trung tướng Sơn Cang, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; thăm, tặng quà một số gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Tin, ảnh: TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI
Lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Trước tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) thống nhất lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận sang tháng 12/2024.

Đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ
Đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Công văn số 3064/UBND-KTN ngày 16/9/2024 về việc đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.

Hàng không mở bán vé máy bay Tết sớm phục vụ người dân
Hàng không mở bán vé máy bay Tết sớm phục vụ người dân

Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Việt Nam đồng loạt mở bán vé Tết; theo đó, Vietnam Airlines Group mở bán gần 1,5 triệu chỗ, Vietjet mở bán 2,6 triệu chỗ.

Kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.
Kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.

Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục có văn bản gửi các Hãng hàng không khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam về kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.