Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách
Đó là ý kiến kết luận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý cần tiếp tục cải tiến quy trình, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm.
Tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, ngày 22/08, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị đã được triển khai hết sức bài bản, nhanh chóng, khẩn trương, nghiêm túc và đạt được những kết quả hết sức quan trọng.
Sau khi Bộ Chính trí có kế luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhanh chóng ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, Chính phủ cũng đã có Quyết định số 2114 ngày 16/12/2021. Cùng với đó, 15/25 cơ quan ban hành được kế hoạch thực hiện ngay trong tháng 11 và tháng 12/2021; và 6 cơ quan ban hành kế hoạch trước tháng 03/2022. Đến nay tất cả các cơ quan ban hành kế hoạch thực hiện kết luận của Bộ Chính trị.
Ảnh Quochoi.vn.
Trong 137 nhiệm vụ lập pháp kế hoạch đề ra cho cả nhiệm kỳ, năm 2022 là phải rà soát 104 nhiệm vụ. Tính đến nay, chỉ sau 10 tháng của năm đầu tiên thực hiện Kết luận số 19-KL/TW và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, các cơ quan đã hoàn thành 68 nhiệm vụ. Như vậy, việc nghiên cứu, rà soát các nhiệm vụ lập pháp đạt 65,3% nhiệm vụ của năm 2022 và đạt 49,6% nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ. 10 tháng mà hoàn thành gần 50% khối lượng công việc cả cả nhiệm kỳ.
Trong đó, có 60/68 nhiệm vụ hoàn thành đúng tiến độ; 6/68 nhiệm vụ hoàn thành trước tiến độ. Chủ tịch Quốc hội một lần nữa khẳng định những kết quả thiết thực rất đáng khích lệ này thể hiện sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, tinh thần nghiêm tục, trách nhiệm cao trong thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nhiều nhiệm vụ lập pháp đã được cụ thể hóa và đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và năm 2023 để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và an sinh xã hội. Đến nay, Quốc hội đã ban hành 6 luật, 8 nghị quyết; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 02 pháp lệnh, 02 nghị quyết. Dự kiến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 luật và 01 nghị quyết; đồng thời cho ý kiến lần đầu đối với 7 dự án luật. Các dự án luật đã được Quốc hội thông qua đều nhận được sự đồng thuận, tán thành rất cao.
Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ đã dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn cho công tác xây dựng thể chế và pháp luật. Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; tổ chức các phiên họp chuyên đề về pháp luật. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh; chỉ đạo rà soát, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn.
Qua đó, tăng cường hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đánh giá cao sự tích cực, trách nhiệm của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ nhất là Bộ Tư pháp trong suốt quá trình lập pháp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là những nhân tố quan trọng, quyết định đến việc thực hiện tốt chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nâng cao chất lượng của công tác xây dựng pháp luật.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao vai trò của các Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu lập pháp đã ngày càng phát huy vai trò đối với các dự án luật, pháp lệnh, tích cực, chủ động thực hiện việc lấy ý kiến, góp ý trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh nghị quyết góp phần đảm bảo các đạo luật do Quốc hội ban hành sát với thực tiễn, có tính khả thi, sớm đi vào cuộc sống.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Ảnh Quochoi.vn.
Nhất trí với đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ lập pháp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung trong thời gian tới.
Thứ nhất, cần tiếp tục thống nhất nhận thức và triển khai nghiêm túc 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15; khẩn trương chuẩn bị các đề nghị xây dựng luật đối với 32 nhiệm vụ đã hoàn thành việc nghiên cứu rà soát để bảo đảm chất lượng và tiến độ, tránh tình trạng trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, nội hàm, phạm vi điều chỉnh chưa thật rõ nên chưa đưa vào chương trình được. Với 69 nhiệm vụ còn lại của kế hoạch, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức nỗ lực bảo đảm tiến độ, chất lượng, không có chuyện lùi thời hạn so với Kế hoạch.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý nhiệm vụ lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XV không chỉ “đóng khung” lại trong 137 nhiệm vụ tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 mà các cơ quan cần cần chủ động đề xuất thêm các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới, cải tiến quy trình, thủ tục để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng ban hành pháp luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ thì tiếp tục tăng cường bố trí các phiên họp chuyên đề pháp luật, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách với thời gian thảo luận phù hợp bảo đảm kỹ lưỡng hơn; tiếp tục đổi mới cách thức lấy ý kiến góp ý để người dân và doanh nghiệp góp ý một cách rộng rãi và đa chiều những vấn đề thực sự quan tâm.
Thứ ba, tiếp tục cơ chế là phối hợp từ sớm, từ xa và lắng nghe lẫn nhau, cộng đồng trách nhiệm, lắng nghe người dân, cộng đồng doanh nghiệp. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, với cách làm này thì các dự án luật dù khó mấy cũng làm được và đạt được sự đồng thuận cao.
Thứ tư, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tuân thủ chặt chẽ quy trình, thủ tục luật định, nhất là trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị đưa dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm. Quán triệt ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng để xây dựng các cơ chế, chính sách để phòng chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không để bị chi phối tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, cơ quan quản lý Nhà nước trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc chỉ thiên tạo về thuận lợi cho cơ quan quản lý Nhà nước mà thiếu đồng hành với người dân và doanh nghiệp.
Thứ năm, tiếp tục đề cao trách nhiệm của cơ quan, nhất là người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật nói chung cũng như trong triển khai Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp tục phát huy các kết quả đã thực hiện, làm tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục phát huy, nâng cao hơn nữa chất lượng phản biện xã hội, phát huy vai trò tích cực trong tham gia ý kiến đối với các khâu của quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và giám sát công tác thi hành.
Lê Xuân (t/h)
Tin mới
Quảng Ninh: Phát hiện, xử lý 77 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá
Trong tháng cao điểm kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện, xử lý 54 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá, phạt tiền 244 triệu đồng, buộc tiêu hủy 3.959 bao thuốc lá điếu nhập lậu.
Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để ổ dịch bạch hầu tại Cao Bằng
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Cao Bằng; Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Trung Quốc)
Sáng 26-11, tại Hà Nội, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Trung Quốc), do Phó bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Bí thư Thành ủy Urumqi Trương Trụ làm trưởng đoàn.
Quảng Trị: Sớm khắc phục sạt lở tại tuyến đê bao Cựu Vĩnh Định
Tuyến đê bao Cựu Vĩnh Định là trục đường chính nối xã Hải Quế (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) với các địa phương lân cận. Khoảng 5 năm trở lại đây, người dân sống trong khu vực và đi qua đây đều “nơm nớp” lo sợ vì tuyến đê ngày càng xuống cấp nghiêm trọng sau mỗi đợt mưa lũ…
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong hợp tác xã vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu
Ngày 26-11, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp khối Thịnh vượng chung Úc (CSIRO), tổ chức buổi tham vấn với chủ đề “Nâng cao vai trò và hoạt động của phụ nữ trong hợp tác xã vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Mưa lớn gây nhiều thiệt hại tại các địa phương khu vực miền Trung
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại các địa phương, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất từ ngày 23 đến 26-11 gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.