• Click để copy

Chung tay tri ân liệt sĩ

Nhân dịp Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ (HTGĐLS) Việt Nam tổ chức Chương trình “Xuân tri ân liệt sĩ-2024” và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, Đại tá Phan Sỹ Thao, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội HTGĐLS Việt Nam có những chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân về kết quả công tác hỗ trợ các gia đình liệt sĩ và xây dựng, phát triển tổ chức hội thời gian qua.

Phóng viên (PV): Thành lập từ năm 2010, đến nay Hội HTGĐLS Việt Nam đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong quá trình hoạt động. Đồng chí có thể khái quát chặng đường vừa qua của Hội?

Đại tá Phan Sỹ Thao: Ngày 17-9-2010, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có Quyết định số 1081/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hội HTGĐLS Việt Nam. Ngày 24-10-2010, diễn ra Đại hội lần thứ nhất Hội HTGĐLS Việt Nam-một tổ chức xã hội mang ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc; đáp ứng lòng mong mỏi của các gia đình liệt sĩ và xã hội.

Những ngày đầu thành lập, Hội gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên, bằng tình cảm, trách nhiệm đối với các anh hùng liệt sĩ của các hội viên và những nhà hảo tâm tạo nên sức mạnh để Hội vượt qua và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong xã hội. Mọi việc bắt đầu từ con số không: Không có trụ sở thì đi mượn, đi thuê để có chỗ làm việc; không có bàn ghế, tủ, phương tiện làm việc thì tự cán bộ, nhân viên đóng góp. Những thiết bị cơ bản thì được Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Cục Người có công (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) ủng hộ.

Nguyên cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lúc sinh thời nhiều lần đến thăm, đồng thời căn dặn: “Nhiệm vụ cơ bản của Hội là phải phối hợp và kết nối với các cơ quan, đơn vị, địa phương để tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS), xác định danh tính HCLS còn thiếu thông tin bằng phương pháp khoa học, đồng thời tham gia cùng xã hội hỗ trợ các gia đình liệt sĩ gặp nhiều khó khăn...”.

Hơn 13 năm qua, Hội trở nên quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là các gia đình liệt sĩ. Cùng với các hoạt động tri ân liệt sĩ, Hội HTGĐLS Việt Nam đã xây dựng và phát triển một mạng lưới với 13 tổ chức hội cấp tỉnh (thành phố), 22 chi hội trực thuộc Trung ương Hội và hơn 100 tổ chức hội ở cấp quận, huyện.

<a title=
Đại tá Phan Sỹ Thao. 

PV: Công tác hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình liệt sĩ trong việc tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính HCLS còn thiếu thông tin được Hội triển khai ra sao, thưa đồng chí?

Đại tá Phan Sỹ Thao: Những năm qua, bằng việc làm cụ thể, thiết thực như tổ chức khảo sát thực trạng gia đình liệt sĩ từ các địa phương, Hội đã kiến nghị với các cơ quan chức năng một số vấn đề nhằm góp phần điều chỉnh, bổ sung về chính sách ưu đãi với liệt sĩ, gia đình liệt sĩ. Hội tổ chức đón tiếp các thân nhân liệt sĩ, cựu chiến binh và nhân dân có nguồn thông tin liệt sĩ tin cậy để phân tích, tổng hợp tư vấn giúp thân nhân liệt sĩ đi tìm HCLS được đúng hướng, hiệu quả và có tính chính xác cao. Nhiều thông tin được đăng tải trên websitre của Hội (trianlietsi.vn) và các báo, đài ở Trung ương, địa phương, chuyển tải thông tin liệt sĩ. Hội tư vấn, hỗ trợ miễn phí giám định ADN cho 1.079 trường hợp tại Viện pháp y Quân đội, Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Viện pháp y Quốc gia, đã có kết quả 674 trường hợp, trong đó xác định đúng danh tính 494 liệt sĩ. Tổ chức 32 lần trao kết quả giám định ADN cho thân nhân liệt sĩ.

Là thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước Đề án 150 trong nhiều năm. Được sự đồng ý của Cục Người có công, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Hội tiến hành lấy mẫu hài cốt theo nhóm mộ, trực tiếp tổ chức khai quật 11 nhóm mộ tại 9 nghĩa trang liệt sĩ ở miền Trung và phía Nam lấy được 393 mẫu hài cốt và đi đến gần 20 tỉnh, thành phố lấy hơn 400 mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ. Kết quả giám định bước đầu được 38 trường hợp đúng, tổ chức trao kịp thời cho thân nhân liệt sĩ. Hội cũng phối hợp với cơ quan chức năng và địa phương hỗ trợ các gia đình cất bốc di chuyển hơn 1.200 HCLS từ nghĩa trang liệt sĩ các tỉnh phía Nam về quê hương.

<a title=
Lãnh đạo Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam trao nhà tình nghĩa tặng bà Trần Thị O (vợ liệt sĩ Hoàng Hữu Nông) ở xã Hiệp Lực (Ngân Sơn, Bắc Kạn). Ảnh: MINH GIANG 

PV: Những năm qua, Hội đã làm tốt công tác vận động nguồn lực xã hội để hỗ trợ thân nhân liệt sĩ, được ghi nhận, đánh giá cao. Đồng chí có thể chia sẻ thêm về điều này?

Đại tá Phan Sỹ Thao: Với các hình thức vận động thông qua Chương trình giao lưu nghệ thuật “Tri ân liệt sĩ”, Chương trình nhắn tin “Tri ân liệt sĩ”, gặp mặt gia đình liệt sĩ... thu hút hàng nghìn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tập thể và đông đảo người dân tham gia đồng hành với Hội. Hơn 13 năm qua, Hội và các tổ chức hội đã tặng hơn 1.200 nhà tình nghĩa (60-80 triệu đồng/nhà), tặng gần 3.000 sổ tiết kiệm (5-10 triệu đồng/sổ), 61.323 suất quà, hơn 26.000 lượt người là đối tượng chính sách được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí... Đây là minh chứng cho nỗ lực vận động tài trợ của Hội và các tổ chức hội trong toàn quốc, ước tính hơn 180 tỷ đồng để tri ân gia đình liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng cả nước.

PV: Phát huy những kết quả đạt được, trong năm 2024, Hội tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm gì, thưa đồng chí?

Đại tá Phan Sỹ Thao: Năm 2024, Hội tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn,” “Đền ơn đáp nghĩa” nhất là đối với thế hệ trẻ. Về công tác xây dựng phát triển, phấn đấu thành lập được từ 1 đến 3 hội cấp tỉnh; phát triển từ 30 đến 40 tổ chức chi hội cấp quận, huyện; kết nạp từ 500 đến 800 hội viên mới.

Hội tiếp tục chủ động thu thập, kết nối hỗ trợ thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ đến thân nhân liệt sĩ nhằm đẩy nhanh công tác tìm kiếm HCLS. Trong đó, Hội tập trung vào nhiệm vụ thu thập, kết nối và đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ, số lượng từ 150 đến 170 trường hợp; quan tâm hỗ trợ thân nhân liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn muốn di chuyển HCLS về quê hương; tích cực quan hệ với Viện Hòa bình Hoa Kỳ và các cựu binh Mỹ để thu thập thông tin về mộ liệt sĩ trên chiến trường miền Nam; tư vấn, hướng dẫn thân nhân liệt sĩ về giám định ADN xác định danh tính HCLS còn thiếu thông tin. Cùng với đó, Hội tập trung thực hiện tốt công tác vận động tài trợ tạo nguồn kinh phí tri ân từ 15 đến 17 tỷ đồng để tặng 80-100 nhà tình nghĩa, sửa chữa, nâng cấp 20 nhà; tặng 100 sổ tiết kiệm, 100 suất học bổng và từ 8.000 đến 9.000 suất quà.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

DUY THÀNH (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.