• Click để copy

Chuyện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, da giày và đồ gỗ "ăn đong" đơn hàng

Vì tình trạng lạm phát tăng cao trên toàn cầu đã khiến nhu cầu tiêu dùng giảm sút, sức mua giảm tại nhiều thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam như: Mỹ, Liên minh Châu Âu - EU giảm, đang không ít ảnh hưởng đến đơn hàng và đơn giá của các doanh nghiệp dệt may, da giày và đồ gỗ.

Sau nửa đầu năm tương đối “thuận buồm xuôi gió”, nửa cuối năm ngành sản xuất, xuất khẩu da giày của Việt Nam cũng đối mặt không ít khó khăn khi tình trạng lạm phát tại các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ tăng cao khiến đơn hàng giảm sút.

Ảnh minh họa báo Công ThươngẢnh minh họa báo Công Thương.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho hay, kinh tế khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn như Mỹ, EU… làm cho sức mua các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có hàng dệt may giảm đáng kể. Bên cạnh đó, xung đột quân sự Nga - Ukraine chưa có hồi kết ảnh hưởng đến một số thị trường của dệt may Việt Nam tại Nga, Ukraine cũng như các nước khác trong khu vực. 

Theo ông Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại giày dép Nguyên Nguyên Phước thì, thị trường nửa đầu năm khá khả quan, song nửa cuối năm thị trường sẽ chậm lại. Tháng 9, 10 sẽ là “vùng trũng” của đơn hàng.

“Trước đây doanh nghiệp (DN) có thể nhận đơn hàng trước từ 1 - 2 quý. Tuy nhiên, với những biến động thị trường như hiện nay, DN chỉ có thể nhận đơn hàng trước 2-3 tháng. Hiện nay DN cũng như nhiều DN khác trong ngành da giày đang phải ‘ăn đong’ đơn hàng xuất khẩu”, vị này nói.

Theo đánh giá của bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam: Những tháng cuối năm 2022, ngành da giày phải đối mặt với nhiều thách thức. Khảo sát từ các DN và các nhãn hàng cho thấy, từ nay đến quý I/2023, tình hình đơn hàng sẽ có phần chững lại.

Chủ tịch Hiệp hội Da giày Bình Dương ông Nguyễn Quang Vũ thông tin: Những tháng cuối năm, đơn hàng đang từng bước giảm dần. Hiện tại, trong 3 tháng 8,9,10, lượng đơn hàng đã giảm 30% so với những năm trước.

Tương tự với dệt may và da giày, thị trường Mỹ có sự biến động lớn nhất trong các thị trường xuất khẩu của DN gỗ trong thời gian gần đây. Tính từ đầu năm đến nay, các DN ngành gỗ có doanh thu từ thị trường Mỹ giảm trung bình 39,6%, có DN giảm cao nhất lên tới 80% doanh thu.

Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends thông tin, trên 90% số DN ngành gỗ được hỏi đều cho biết, lượng đơn hàng đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Biến động mạnh tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt đã khiến nhiều DN chế biến và xuất khẩu gỗ phải đối mặt với rất nhiều sức ép, đặc biệt là vốn vay ngân hàng, chi trả người lao động và nguyên liệu đầu vào. “Một số ít DN đã tìm cách dịch chuyển theo hướng đa dạng hóa thị trường và sản phẩm. DN lựa chọn giảm giá sản phẩm để kích cầu, mở rộng thị trường khách hàng khu vực EU, Australia, tập trung vào các sản phẩm mang tính giá trị cao hoặc có tính đặc thù để giảm cạnh tranh và chịu ít biến động của các diễn biến trên thị trường thế giới hơn”, Phúc nói.

Ảnh minh họa internetẢnh minh họa internet.

Trước thực trạng khó khăn trong xuất khẩu và thiếu hụt đơn hàng, đại diện các Hiệp hội đều có chung đề xuất đối với phí ngân hàng cần giãn nợ, giảm lãi suất, gia hạn các khoản vay đến hạn, cho vay thế chấp hàng tồn kho, vay tín chấp... Đồng thời đẩy nhanh chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ gói 40.000 tỷ đồng để DN có vốn cho sản xuất, kinh doanh. Cần thiết kế gói tín dụng riêng để hỗ trợ DN xuất khẩu.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị Chính phủ, các bộ có định hướng, khuyến cáo rủi ro, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế thanh toán, vận chuyển hàng hóa, chứng từ… cho DN xuất nhập khẩu vào các nước khu vực và xung quanh khu vực có xung đột Nga - Ukraine.

Bên cạnh đó, làm việc với các nước và tỉnh bạn có chung đường biên nhưng đang có chính sách chống dịch khác nhau, phối hợp giải quyết các vấn đề về di chuyển người, phương tiện, hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu, đáp ứng nguồn cung nguyên, phụ liệu cho sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các thị trường chính xuất khẩu của Việt Nam như: Mỹ, EU, Anh đang lạm phát và trải qua sự sụt giảm về nhu cầu, tác động tiêu cực trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong ngành.

“Bức tranh về thị trường rất ảm đạm khiến các DN hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn về vốn, chi phí cho người lao động, nguyên liệu đầu vào. Nhiều DN ngành gỗ đang tiến hành các biện pháp khắc phục, bao gồm giảm quy mô sản xuất, chuyển đổi mặt hàng, chuyển đổi thị trường và một số biện pháp khác”, ông Lập nói.

Không chỉ dệt may, da giày mà với nhiều ngành hàng khác như rau quả, thủy sản cũng cho rằng thị trường nửa cuối năm sẽ ảm đạm. Ông Nguyễn Anh Nhân – Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Gò Đàng cho biết, các loại nguyên liệu đầu vào, nhân công, vận chuyển… tăng cao khiến giá thành sản phẩm buộc phải tăng theo, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tiêu tiêu thụ hàng thủy sản. “Trong khi tất cả các cho phí từ thức ăn chăn nuôi, chi phí logistics, nhân công… đều tăng khiến giá thành sản phẩm ở mức cao. Trong khi đó, thu nhập của người dân lại không tăng lên. Điều này sẽ khiến sức mua dần giảm xuống”, ông Nguyễn Anh Nhân lý giải.

Lê Xuân (t/h)

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.