• Click để copy

Chuyên gia nhận định, giá gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ

Các chuyên gia cho rằng, giá gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ. Theo đó, tỷ giá USD/VNĐ đang tăng cao; cũng với đó, thị trường Philippines và Malaysia đang có nhu cầu nhập khẩu lại, nên xuất khẩu gạo sẽ được giá hơn so với hiện tại

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu duy trì ổn định. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo cùng loại của Thái Lan điều chỉnh giảm 2 USD/tấn xuống còn 420 USD/tấn với gạo 5% tấm và 404 USD/tấn với gạo 25% tấm.

Ảnh minh họa internetChuyên gia nhận định, giá gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ. Ảnh minh họa internet.

Theo các doanh nghiệp, giá gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ. Theo đó, tỷ giá USD/VNĐ đang tăng cao; cũng với đó, thị trường Philippines và Malaysia đang có nhu cầu nhập khẩu lại, nên xuất khẩu gạo sẽ được giá hơn so với hiện tại.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Việt Hưng thông tin, trước đây Philippines dự kiến nhập khẩu gạo vào tháng 12, khi vụ mùa ở nước này kết thúc, nhưng nay do tình hình bão lũ tàn phá nặng nề các vùng nông nghiệp trọng điểm, nên chính phủ nước này đang tính đến chuyện nhập khẩu thêm gạo để đủ tiêu dùng trong nước, và tồn kho dự trữ quốc gia.

“Rất có thể họ sẽ triển khai vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và sớm hơn dự kiến một tháng. Thời điểm này lúa Thu Đông 2022 ở Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch sẽ giúp đầu ra lúa Thu Đông thuận lợi hơn về mặt giá cả”, ông Nguyễn Văn Đôn thông tin.

Rất có thể họ sẽ triển khai vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và sớm hơn dự kiến một tháng. Thời điểm này lúa Thu Đông 2022 ở Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch sẽ giúp đầu ra lúa Thu Đông thuận lợi hơn về mặt giá cả.

Tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngày 04/10, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam điều chỉnh tăng 5 USD/tấn, trong khi gạo Thái Lan giảm 1 USD/tấn, gạo Pakistan giảm 5 USD/tấn và gạo Ấn Độ giảm 15 USD/tấn.

Ảnh minh họa internetChuyên gia nhận định, giá gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ. Ảnh minh họa internet.

Như vậy, với lần điều chỉnh này, hiện giá gạo 5% tấm của Việt Nam đứng ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn.

Với mức giá này, hiện gạo 5% tấm của Việt Nam đang duy trì vị trí dẫn đầu thị trường thế giới với mức 428 USD/tấn, vượt qua mức đỉnh hồi giữa tháng Ba khoảng 425 USD/tấn. Hiện gạo Việt đang cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan 6 USD/tấn, cao hơn gạo Pakistan 40 USD/tấn và gạo cùng loại của Ấn Độ 50 USD/tấn.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, sau lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ, đến thời điểm này mặt bằng giá gạo của Việt Nam tăng khoảng 40 - 50 USD/tấn. Hiện thị trường gạo đang chuyển biến tích cực, lượng khách hàng tìm đến Việt Nam như nguồn cung thay thế nhiều hơn và xu hướng tăng giá vẫn còn tiếp diễn.

Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE cho biết: Gạo 5% tấm của Việt Nam chào giá cho cuối tháng 10, đầu tháng 11 mức 455 - 450 USD /tấn (FOB), hàng container, cao hơn gạo của Thái Lan khoảng 10 USD/tấn. Tuy nhiên, giá chào này là khá cao nên khách hàng đang xem xét lại.

Đánh giá về thị trường những tháng cuối năm, ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời cho rằng, hiện nay những biến động trên thị trường gạo thế giới như chiến tranh, gián đoạn chuỗi cung ứng, biến đổi khí hậu dẫn tới nhiều nước phải tính toán lại nhu cầu an ninh lương thực của mình. Trong khi đó, nguồn cung gạo của Việt Nam được duy trì ở mức khá ổn định, do đó đây là cơ hội lớn cho Việt Nam gia tăng xuất khẩu.

Thảo Thạch (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.