• Click để copy

Còn loay hoay phân loại rác thải tại nguồn

Phân loại rác tại nguồn là một trong những chính sách môi trường có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, nhằm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo đó, cá nhân, hộ gia đình phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm 3 loại gồm: Tái chế, thực phẩm và khác. Nếu không phân loại, người dân sẽ bị xử phạt 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Tuy nhiên, theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại, nhiều người dân vẫn lúng túng chưa hiểu rõ phải thực hiện phân loại rác như thế nào.

Phân loại rác tại nguồn sẽ giúp tăng nguyên liệu tái chế. Đây là cơ sở hình thành nền kinh tế tuần hoàn, biến chất thải thành tài nguyên, phục vụ cho sản xuất.

Quy định này cũng góp phần bảo vệ môi trường, giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý, hướng tới nền kinh tế không phát thải năm 2050. Theo hướng dẫn thì mỗi hộ gia đình phải phân rác tại nguồn, thành 3 loại gồm: Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (giấy thải, nhựa thải, kim loại thải...); chất thải thực phẩm; nhóm chất thải rắn sinh hoạt khác (chất thải nguy hại, chất thải cồng kềnh; một số chất thải như phân động vật, tã bỉm, vật sắc nhọn...). 

Còn loay hoay phân loại rác thải tại nguồn
 Người dân Quảng Ninh tạo ra các sản phẩm tái chế từ rác thải. Ảnh: LA DUY

Rất ủng hộ kế hoạch phân loại rác thải và đã nhắc nhở người thân trong nhà phân loại rác thải, tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Trang (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cũng như anh Nguyễn Văn Tuấn (thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) đều cho biết rằng, việc phân loại rác vẫn chưa đạt hiệu quả. Điểm tập kết rác chưa bố trí các xe riêng để thu gom, vận chuyển; cuối cùng rác vẫn bị dồn chung vào xe thu gom”. Cơ sở vật chất thô sơ như thùng rác phân loại còn hạn chế và không được đồng bộ là nguyên nhân chính khiến công tác phân loại rác tại nguồn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng”-anh Nguyễn Văn Tuấn nêu.

Còn loay hoay phân loại rác thải tại nguồn
Thiếu thùng rác là một trong những trở ngại khiến việc phân loại rác thải tại nguồn chưa hiệu quả. Ảnh: KHÁNH AN

Rác thải đã không còn là thứ bỏ đi, nếu được xử lý tốt đây là nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất. Thế nhưng, tại Việt Nam, nguồn tài nguyên rác thải đang bị lãng phí. Ước tính mỗi ngày, cả nước phát sinh khoảng hơn 70.000 tấn rác thải sinh hoạt, nhưng chỉ 15% lượng rác này được thu gom, tái chế hoặc tái sử dụng.

Để xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả, biến rác thải thành tài nguyên, điều đầu tiên là phân loại rác từ nguồn. Bởi, khi không phân loại được rác thải đầu nguồn thì về công nghệ, xử lý được rác thải hỗn hợp là rất khó. Thực tế cho thấy, hạ tầng thu gom và xử lý rác thải tại các thành phố lớn chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số. Nếu không nghiêm túc thực hiện từ góc độ người dân, người thu gom và sự quan tâm của chính quyền địa phương về chuẩn bị hạ tầng để phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tái sử dụng, tái khai thác chất thải đó thì câu chuyện phân loại rác sẽ không đem lại hiệu quả.

KHÁNH AN

Bài liên quan

Tin mới

Tin thể thao (21-5): Thắng Bournemouth, Man City trở lại top 3 Ngoại hạng Anh
Tin thể thao (21-5): Thắng Bournemouth, Man City trở lại top 3 Ngoại hạng Anh

Cập nhật tin thể thao hôm nay (21-5) với tâm điểm là trận thắng của Man City trước Bournemouth tại vòng 37 Ngoại hạng Anh, siêu máy tính dự đoán đội vô địch Europa League.

Đơn giản hóa thủ tục, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Đơn giản hóa thủ tục, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Sáng 21-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13-11-2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng.

Đề xuất UBND cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử
Đề xuất UBND cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, sáng 21-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Lao động Israel
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Lao động Israel

Trưa 21-5, tiếp ông Rabbi Yoav Ben Tzur, Bộ trưởng Bộ Lao động Israel đang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Israel hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, khởi nghiệp; chiều ngược lại Việt Nam sẽ hỗ trợ, bổ sung cho Israel về nguồn nhân lực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị PowerChina hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị PowerChina hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt

Sáng 21-5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Châu Gia Nghĩa, Chủ tịch châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina) và tổ hợp các nhà thầu, đối tác hợp tác tại Việt Nam.

Quốc hội chính thức quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI là 15-3-2026
Quốc hội chính thức quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI là 15-3-2026

Sáng 21-5, với 449/449 đại biểu có mặt tán thành, bằng 93,93% tổng số đại biểu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.