• Click để copy

Cộng đồng quốc tế tăng sức ép buộc Israel chấm dứt bạo lực

Thổ Nhĩ Kỳ cùng 54 quốc gia và tổ chức lên tiếng kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) áp đặt cấm vận vũ khí với Israel nhằm gây sức ép buộc Nhà nước Do thái chấm dứt chiến dịch quân sự đang gây ra những hậu quả thảm khốc tại dải Gaza.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan ngày 4-11 cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi một bức thư có chữ ký của 54 quốc gia và tổ chức lên LHQ, kêu gọi áp đặt cấm vận vũ khí với Israel. Sáng kiến này do Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng và nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia, bao gồm Nga, Trung Quốc, Iran, Saudi Arabia, Brazil và Algeria, cùng hai tổ chức liên chính phủ là Liên đoàn Arab và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.

Cộng đồng quốc tế tăng sức ép buộc Israel chấm dứt bạo lực
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (bên phải) và thủ lĩnh chính trị của Hamas Ismail Haniyeh tại một cuộc họp ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 20-4-2024. Ảnh minh họa - Ảnh: AP

Theo Times of Israel, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết: “Chúng tôi đã viết một bức thư chung kêu gọi tất cả các nước ngừng bán vũ khí và đạn dược cho Israel”. Bức thư có 54 chữ ký của các nước và tổ chức đã được gửi tới LHQ vào ngày 1-11.

Vào tháng trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã kêu gọi LHQ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Israel, khẳng định đây sẽ là một giải pháp hiệu quả để chấm dứt cuộc chiến của Israel với Hamas ở Gaza. Ông Erdogan đã chỉ trích gay gắt Israel trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến ở Gaza, thậm chí từng cảnh báo có thể tiến vào Israel. Hồi tháng 5, ông đã ban hành lệnh cấm Thổ Nhĩ Kỳ giao thương với Israel. Ông cũng từng kêu gọi thành lập liên minh các nước Hồi giáo để đối phó với Nhà nước Do thái.

Trong một động thái liên quan, ngày 4-11, trong bài phát biểu tại phiên họp lần thứ 40 của Ủy ban thường trực về Hợp tác Kinh tế và Thương mại của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (COMCEC) tại thành phố Istanbul, Tổng thống Erdogan đã kêu gọi tất cả các quốc gia công nhận Nhà nước Palestine để ngăn chặn những gì ông mô tả là “sự xâm lược của chủ nghĩa phục quốc Do Thái”. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc đoàn kết trong thế giới Hồi giáo để ủng hộ các cuộc đấu tranh “chính nghĩa” của người dân Palestine và Lebanon.

Trong bối cảnh bạo lực liên tục leo thang ở Trung Đông với các chiến dịch tấn công Hamas của Israel ở dải Gaza, cùng các cuộc oanh kích của Israel vào những mục tiêu của Hezbollah tại Lebanon gần đây nhất là Syria, cộng đồng quốc tế đã kêu gọi gia tăng sức ép lên Tel Aviv vì chưa thấy có dấu hiệu xung đột sẽ lắng dịu. Trước đó, thậm chí một số đồng minh của Israel cũng đã đề cập tới phương án hạn chế việc cung cấp vũ khí cho Tel Aviv để làm dịu căng thẳng tình hình xung đột ở Trung Đông. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng lệnh cấm vận vũ khí có thể là cách duy nhất để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza. Thủ tướng Anh Keir Starmer cũng đã ra lệnh dừng việc cung cấp một số vũ khí cho Israel vì lo ngại dân thường vô tội có thể trở thành mục tiêu của những vũ khí này. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Melanie Joly tuyên bố rằng bà sẽ đình chỉ khoảng 30 giấy phép cung cấp vũ khí cho Israel, nói rằng Ottawa sẽ không để vũ khí hoặc một phần vũ khí được gửi đến Gaza.

Đồng minh Washington đã gửi thư cho Chính phủ Israel yêu cầu Tel Aviv hành động để cải thiện tình hình nhân đạo ở Gaza trong vòng 30 ngày tới, nếu không họ có nguy cơ vi phạm luật pháp Mỹ về viện trợ quân sự nước ngoài. Nếu kịch bản này xảy ra sẽ có thể khiến viện trợ quân sự của Washington cho Tel Aviv rơi vào tình thế nguy hiểm.

Theo Reuters, phát biểu trước Quốc hội ngày 4-11, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã lên tiếng chỉ trích Israel trong cuộc xung đột ở dải Gaza, đồng thời cho biết quốc gia có đông người Hồi giáo này đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các quốc gia Arab tại một hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới, nhằm hướng tới thỏa thuận trục xuất Israel khỏi LHQ. Ông Anwar Ibrahim đã cáo buộc Israel vi phạm luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của LHQ trong cuộc chiến dai dẳng ở dải Gaza. Ông cho biết đang nghiên cứu một đề xuất liên quan đến các hành động vi phạm luật, nguyên tắc và phán quyết của LHQ từ Israel, nhằm trục xuất nước này khỏi tư cách thành viên của LHQ.

Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Malaysia cùng 6 nước đang nỗ lực nhằm đề xuất nghị quyết LHQ có thể dẫn đến việc trục xuất Israel khỏi tổ chức này nếu quốc gia này bị phát hiện vi phạm luật pháp quốc tế. Thủ tướng Ibrahim cho biết dự thảo nghị quyết đang trong giai đoạn đàm phán và dự kiến sẽ sớm được trình lên Đại hội đồng LHQ để phê duyệt. 

Malaysia và 6 nước gồm Ai Cập, Indonesia, Namibia, Na Uy, Qatar và Saudi Arabia đang phối hợp tìm ý kiến tư vấn từ Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) về nghĩa vụ của Israel trong việc cho phép sự hiện diện và hoạt động của các cơ quan quốc tế và LHQ tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng. Nghị quyết này sẽ tạo nền tảng pháp lý để Cơ quan Cứu trợ người tị nạn Palestine của LHQ (UNRWA) tiếp tục cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho khoảng 6 triệu người tị nạn Palestine đang sinh sống tại Gaza, Bờ Tây, Jordan, Lebanon và Syria.

XUÂN PHONG

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.