• Click để copy

Công nghiệp văn hóa: Nắm bắt cơ hội để bứt phá

Năm 2024 chứng kiến sự bùng nổ ngoạn mục của ngành tổ chức sự kiện, đặc biệt là các concert âm nhạc tại Việt Nam. Đây được coi là một bước đà vững chắc để tạo sức bật cho công nghiệp văn hóa, nếu biết khai thác đúng tiềm năng.

Năm bùng nổ của concert Việt Nam 2024

Đây không chỉ là dấu mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của thị trường giải trí trong nước mà còn tạo ra một "làn sóng mới", thu hút sự chú ý của công chúng và truyền thông.

Những concert âm nhạc trong năm 2024 đã được tổ chức với quy mô và chất lượng vượt trội, làm nên dấu ấn chưa từng có. Điểm nổi bật chính là sự xuất hiện của các chương trình lớn như "Anh trai say hi" và "Anh trai vượt ngàn chông gai". Hai chương trình này không chỉ đạt thành công trên sóng truyền hình mà còn sôi động ra đời thực thông qua những đêm nhạc đỉnh cao. Cụ thể, “Anh trai say hi” đã tổ chức 4 concert tại cả miền Bắc và miền Nam, thu hút hơn 150 nghìn khán giả tham dự, với sự kiện thứ 5 đang được kỳ vọng sẽ tiếp nối thành công. Trong khi đó, "Anh trai vượt ngàn chông gai" không kém cạnh khi tổ chức hai đêm nhạc lớn tại TP Hồ Chí Minh và Hưng Yên, thu hút hàng chục nghìn người, với kế hoạch tiếp tục mở rộng trong năm 2025.

Điểm đặc biệt trong các concert năm 2024 là sự đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng và trải nghiệm của khán giả. Các chương trình không chỉ đơn thuần là âm nhạc mà còn trở thành những sự kiện văn hóa tổng hòa giữa ánh sáng, âm thanh và công nghệ trình diễn hiện đại. Các chương trình như GENfest, 8WONDER, Hò dô... không chỉ thu hút hàng chục nghìn khán giả mỗi đêm mà còn mang đến không khí lễ hội đặc sắc, tôn vinh bản sắc và sự sáng tạo của nền âm nhạc Việt Nam.

Công nghiệp văn hóa: Nắm bắt cơ hội để bứt phá
Chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" gặt hái nhiều thành công, thu hút công chúng trong sự kết hợp truyền thống và hiện đại. Ảnh: NAM NGUYỄN 

Bên cạnh những sự kiện lớn, các mini show và những buổi biểu diễn của nghệ sĩ độc lập như ca sĩ Tùng Dương, Mỹ Tâm, Vũ, Hà Anh Tuấn, Anh Quân idol... đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ, cũng cho thấy sự đa dạng và sức sống của thị trường âm nhạc. Những tín hiệu này cho thấy năm 2024 thực sự là năm khởi sắc của ngành biểu diễn Việt Nam, hứa hẹn tiếp tục bùng nổ trong năm 2025.

PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, thành công của các concert nội địa đến từ nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là chất lượng âm nhạc ngày càng được nâng cao. Các nghệ sĩ Việt đã đầu tư nghiêm túc vào sản phẩm âm nhạc của mình, từ sáng tác, sản xuất cho đến biểu diễn. Các ca khúc chạm tới cảm xúc người nghe, kết hợp với phong cách trình diễn chuyên nghiệp và sáng tạo, tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với khán giả. Không chỉ là sự nỗ lực của các nghệ sĩ, thành công này còn là dấu hiệu cho sự thay đổi trong nhận thức của công chúng về âm nhạc nội địa, mở ra cơ hội cho âm nhạc Việt Nam vươn ra thế giới.

Tạo sức bật cho công nghiệp văn hóa Việt Nam

Việt Nam hiện đang sở hữu nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là ngành biểu diễn. Đầu tiên, nguồn nhân lực trẻ, năng động và sáng tạo, cùng với sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm văn hóa, đặc biệt là từ thế hệ MZ (Millennials và Gen Z), tạo ra một lực đẩy mạnh mẽ cho ngành này. Người trẻ Việt Nam sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm âm nhạc và giải trí chất lượng cao, mở ra cơ hội lớn cho phát triển du lịch âm nhạc. Để duy trì và phát huy lợi thế này, các nhà tổ chức sự kiện cần đầu tư lâu dài vào việc xây dựng hình ảnh âm nhạc độc đáo, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho khán giả.       

Đau đáu với công nghiệp văn hóa, đạo diễn Nguyễn Việt Tú cho rằng, mặc dù các concert như "Anh trai say hi" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" có dấu ấn lớn và tạo được ảnh hưởng mạnh mẽ, nhưng chưa đủ để xác định Việt Nam đã có công nghiệp biểu diễn thực thụ. Theo đạo diễn, sự phát triển của ngành này không chỉ dựa vào thành công của những sự kiện đơn lẻ mà cần có một hệ sinh thái vững mạnh. Điều này bao gồm hạ tầng cơ sở, chất lượng nhân sự và các yếu tố phụ trợ cần thiết để tổ chức những sự kiện đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Phân tích hiện tượng trên, một số chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ vào công nghiệp văn hóa, nhưng cũng cho rằng các chương trình biểu diễn cũng nên kết hợp yếu tố giải trí và giáo dục để giúp cộng đồng hiểu thêm về di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, để âm nhạc Việt có thể tiếp tục phát triển và đạt được thành công quốc tế, ngành công nghiệp biểu diễn cần sự đầu tư bền vững và hợp tác quốc tế. PGS, TS Bùi Hoài Sơn khẳng định, việc xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực tổ chức sự kiện và biểu diễn là yếu tố then chốt. Ngoài ra, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà tổ chức, cơ quan quản lý và các đơn vị tài trợ để tạo ra một hệ sinh thái bền vững cho công nghiệp văn hóa, giúp những chương trình biểu diễn đa dạng hóa nội dung và tiếp cận được nhiều đối tượng khán giả, từ trẻ em, người lớn tuổi đến khách du lịch quốc tế.

HÀ ANH

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).