• Click để copy

Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh xử lý hàng nghìn vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 34 tỷ đồng

Luôn luôn xác định đấu tranh chống buôn bán hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại, kinh doanh trái pháp luật... là nhiệm vụ trọng tâm của ngành, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh đã tăng cường tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Nhiều thủ đoạn kinh doanh hàng cấm, hàng giả…

Ngay từ đầu năm 2022, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã được kiểm soát tốt, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân đã dần hồi phục và ổn định. Tuy nhiên, để đảm bảo đẩy lùi dịch bệnh và phục hồi kinh tế một cách vững chắc, các Sở, ban ngành, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, từng bước phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trong bối cảnh cả nước đang mở cửa tất cả các hoạt động để phục hồi kinh tế thì các đối tượng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, khai báo không đúng khối lượng, chủng loại, xuất xứ tăng cường hoạt động. Các đối tượng lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, mua, bán online, mạng xã hội (facebook, zalo...) với nhiều thủ đoạn để kinh doanh hàng cấm, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa được tập kết tại các kho hàng, bến bãi để vận chuyển đi tiêu thụ thông qua các dịch vụ giao nhận.

Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh thực hiện việc giám sát tiêu hủy hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thuCục QLTT TP. Hồ Chí Minh thực hiện việc giám sát tiêu hủy hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu. (Ảnh: Cục QLTT TP. HCM)

Đặc biệt, giá xăng dầu biến động và tăng đã kéo giá cả hàng hóa, dịch vụ kinh doanh vận tải, dịch vụ khác tăng, ảnh hưởng đến thị trường cung cầu hàng hóa, khó khăn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Những khó khăn về tình hình giá cả hàng hóa, dịch vụ có xu hướng tăng là thời cơ cho các đối tượng buôn lậu, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng kém chất lượng tăng mạnh với lợi thế giá rẻ, đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng, tuy nhiên đi kèm với đó sẽ là những hậu quả về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng hàng hóa không đảm bảo.

Trước những khó khăn, thử thách ấy, ngay từ đầu năm 2022, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã triển khai các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thị trường, tập trung vào công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, tập trung kiểm tra tại các khu vực nổi cộm, các nhóm hàng hóa trọng điểm; Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm. Qua đó, góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, đảm bảo an sinh xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chân chính và người tiêu dùng, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Xử lý hàng nghìn vụ vi phạm

Kết quả, trong 09 tháng đầu năm 2022, lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra chuyên ngành và liên ngành: 49.806 vụ; Tổng số vụ vi phạm chuyên ngành và liên ngành: 1.868 vụ. Trong đó, về kiểm tra chuyên ngành: Tổng số vụ kiểm tra chuyên ngành: 2.190 vụ; Tổng số vụ vi phạm chuyên ngành: 1.572 vụ.

Tổng số tiền thu nộp ngân sách: 34.106.514.000 đồng, gồm có: 29.808.668.000 đồng tiền phạt hành chính, 3.037.123.000 đồng tiền bán hàng tịch thu và 1.260.723.000 đồng tiền truy thu số lợi bất hợp pháp. Trị giá hàng hóa đã  tiêu hủy: 31.310.087.000 đồng. Trị giá hàng tịch thu chờ bán khoảng 95 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa chờ tiêu hủy khoảng 12,7 tỷ đồng.

Cục QLTT TP. HCM phát hiện, thu giữ hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu. (Ảnh: Cục QLTT TP. HCM)Cục QLTT TP. HCM phát hiện, thu giữ hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu. (Ảnh: Cục QLTT TP. HCM)

Đặc biệt, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố vụ án hình sự: là 16 vụ, trong đó, số vụ đang xem xét: 12 vụ, số vụ chuyển trả xử lý vi phạm hành chính trong kỳ: 04 vụ, ước tính trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 35 tỷ đồng.

Những nhóm hành vi vi phạm điển hình cũng như các mặt hàng vi phạm nổi cộm có thể kể đến như: Thuốc lá điếu nhập lậu và thuốc lá điện tử kiểm tra 89 vụ, có 33 vụ vi phạm. Đã xử phạt 33 vụ với số tiền phạt là 403.750.000 đồng, buộc tiêu hủy 2.424 bao thuốc lá nhập lậu và 2.715 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử và phụ kiện thuốc lá điện tử nhập lậu, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 541.798.000 đồng; Còn mặt hàng xăng dầu đã kiểm tra 84 vụ, có 08 vụ vi phạm, đã xử phạt với số tiền 148.500.000 đồng; Kiểm tra 624 vụ vi phạm hàng hóa nhập lậu với 1.444.482 đơn vị sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc tân dược, đồ chơi trẻ em, điện thoại di động, giày dép, thuốc lá điện tử, đồ ngũ kim, vải, phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô, hàng điện tử…. Với tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính khoảng 52,3 tỷ đồng, phạt tiền 13,2 tỷ đồng.

Đối với hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kiểm tra 356 vụ vi phạm với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính khoảng 17,5 tỷ đồng, phạt tiền 3 tỷ đồng; Kiểm tra 350 vụ liên quan đến hàng giả trong đó có 346 vụ vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, 03 vụ vi phạm về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và 01 vụ buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; Kiểm tra 345 vụ với thực phẩm, trong đó có 162 vụ vi phạm.

Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh phát hiện lô hàng điện thoại đã qua sử dụng không rõ nguồn gốc. (Ảnh: Cục QLTT TP. HCM)Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh phát hiện lô hàng điện thoại đã qua sử dụng không rõ nguồn gốc. (Ảnh: Cục QLTT TP. HCM)

Với mặt hàng mỹ phẩm kiểm tra, xử lý 122 vụ vi phạm, đã tạm giữ 220.572 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm các loại, phạt tiền 2,9 tỷ đồng; Dược phẩm kiểm tra, xử lý 62 vụ vi phạm, đã tạm giữ 156.450 đơn vị sản phẩm (viên, vỉ hộp) thuốc tân dược và thuốc đông y các loại, phạt tiền 521 triệu đồng; Liên quan đến dược liệu đã kiểm tra, xử lý 10 vụ vi phạm, tạm giữ 7.016 kg dược liệu các loại, phạt tiền 232 triệu đồng; Thực phẩm chức năng đã kiểm tra, xử lý 16 vụ vi phạm, đã tạm giữ 219.478 đơn vị sản phẩm thực phẩm chức năng các loại, phạt tiền 2,1 tỷ đồng…

Bên cạnh đó, lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh cũng phối hợp tốt với các đơn vị chức năng, các Sở, ban ngành thành phố, UBND các quận, huyện trong công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại. Tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố, quận, huyện trong các lĩnh vực trên địa bàn được đồng bộ, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân yên tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển và hoàn thành các mục tiêu chung của toàn ngành. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được chú trọng, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, nghiệp vụ năm 2022 cũng được nâng cao…

Nhiệm vụ 03 tháng cuối năm

Triển khai nhiệm vụ 03 tháng cuối năm 2022, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn, phức tạp; triển khai cao điểm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá đảm bảo cung cấp hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu

Chỉ đạo các Đội QLTT triển khai hiệu quả Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2022 và triển khai các kế hoạch về tăng cường công tác quản lý địa bàn; đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; hậu kiểm về an toàn thực phẩm; đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường thực hiện Kế hoạch cao điểm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội;

Các Đội QLTT thực hiện nghiêm chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận khác.

Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh xây dựng và triển khai Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đơn vị cũng phối hợp Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh nắm tình hình về cung ứng xăng dầu và giám sát hoạt động kinh doanh của các Cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn; tích cực tham gia với lực lượng chức năng, các Sở, ban ngành, UBND TP. Thủ Đức, Quận/Huyện trong công tác phòng chống dịch bệnh và các lĩnh vực khác có liên quan để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Nguyễn Tùng

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.