• Click để copy

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ cho đội ngũ công chức, người lao động; nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, góp phần nâng cao ý thức, tự giác chấp hành pháp luật trong toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Riêng đối với công tác Quản lý thị trường, thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh; từng bước hạn chế và đẩy lùi các hành vi vi phạm.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Ký Chương trình phối hợp, phổ biến pháp luật với Sở Tư Pháp

Trong thời gian qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, đi đầu trong công tác quản lý thị trường; thường xuyên đổi mới, đa dạng về hình thức, phong phú về chủ đề, sâu sắc về nội dung, đảm bảo thông tin đến tận các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng:

Hằng năm đều xây dựng và ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; theo đó đã đề ra cụ thể, chi tiết các nội dung, giao trách nhiệm cụ thể cho các phòng chuyên môn, các Đội QLTT triển khai thực hiện.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Ký cam kết chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại

Tại buổi chào cờ hằng tháng đều tổ chức phổ biến, quán triệt đến toàn thể công chức, người lao động các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xử phạt của lực lượng Quản lý thị trường; các nội quy, quy chế, quy định trong hoạt động công vụ, công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, an toàn thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước .v.v.

Quá trình kiểm tra, xử lý lực lượng Quản lý thị trường kết hợp với tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại như: Quy định về đăng ký kinh doanh, hóa đơn chứng từ, nhãn mác hàng hóa, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa…Song song với việc xử lý thì hướng dẫn để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện đúng trong thời gian tới.

Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện phóng sự trên truyền hình, bài viết trên các báo; thực hiện bài viết trên trang thông tin điện tử của Tổng cục, bài viết trên trang thông tin điện tử của Cục về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đưa các vụ việc vi phạm điển hình lên các phương tiện thông tin đại chúng để khuyến cáo người tiêu dùng và răn đe các đối tượng vi phạm.

Tổ chức nhiều đợt tuyên truyền lưu động về các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại. Tổ chức nhiều hội nghị đối thoại, tọa đàm, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham dự.

Phát tờ rơi; dán thông báo đường dây nóng của lực lượng Quản lý thị trường; ký cam kết chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh; phát băng đĩa, usb tuyên truyền cho các xã, phường, thị trấn, ban quản lý chợ để thực hiện tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Dán thông báo đường dây nóng tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện tuyên truyền bằng hình thức chạy chữ trên chương trình thời sự vào các đợt cao điểm về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, các lễ hội.

Tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hằng năm đều ký chương trình phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật với Sở Tư pháp; phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường, thị trấn, Ban Quản lý các chợ tuyên truyền, phổ biến qua hệ thống loa phát thanh. Phối hợp cùng các ngành chức năng, chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết các nội dung thực hiện.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho công chức, người lao động để nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật, từ đó thực hiện đúng các quy định trong hoạt động công vụ, không vi phạm pháp luật.

Thường xuyên cập nhật hệ thống văn bản pháp luật mới lên Trang thông tin điện tử của Cục để công chức, người lao động, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xem, chấp hành đúng quy định pháp luật.

Tổ chức ký quy chế phối hợp với 216/216 xã, phường, thị trấn; ký cam kết với trên 12000 tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn; làm việc với chính quyền địa phương các huyện, thành phố, thị xã để đẩy mạnh công tác quản lý thị trường nói chung và hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng.

Có thể nói rằng, trong thời gian qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh luôn quan tâm và thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động thương mại, nhận được đánh giá cao của chính quyền địa phương, các ngành chức năng, người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh. Các thông tin do lực lượng Quản lý thị trường cung cấp, phổ biến đã giúp người tiêu dùng có nhận thức đúng đắn khi mua sắm, lựa chọn hàng hóa,; không mua, bán sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại để từ đó chấp hành tốt quy định của pháp luật, từng bước đẩy lùi các hành vi vi phạm.

Mặc dù công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn gặp không ít khó khăn; lực lượng Quản lý thị trường mỏng, hoạt động trên 13 huyện, thành phố, thị xã với địa bàn rộng, số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhiều nên không đủ lực lượng để thực hiện thường xuyên, liên tục đến tất cả doanh nghiệp, hộ kinh doanh; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên thay đổi nên phải mất nhiều thời gian để cập nhật, tuyên truyền, phổ biến lại cho các tổ chức, cá nhân. Một bộ phận doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn chấp hành mang tính chất đối phó, chưa tự giác.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh sẽ đồng bộ triển khai thực hiện các nội dung sau:

Chỉ đạo công chức bám sát địa bàn phụ trách, nắm bắt, cập nhật, theo dõi đầy đủ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để phục vụ tốt cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tích cực theo dõi, giám sát các tổ chức, cá nhân chấp hành các nội dung đã được tuyên truyền, ký cam kết; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tiếp tục đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động thương mại, dịch vụ; ứng dụng công nghệ số trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đảm bảo thông tin đến tận các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng có liên quan, chính quyền địa phương, Ban quản lý các khu kinh tế, Ban quản lý chợ… để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đảm bảo hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng lĩnh vực, địa bàn phân công.

Thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đánh giá cụ thể những việc đã làm được, những mặt chưa làm được để đưa ra phương hướng thực hiện trong thời gian tới.

Với quyết tâm cao độ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh sẽ bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT và tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị để phát huy nội lực, quyết tâm, đoàn kết nội bộ, nêu cao tinh thần, trách nhiệm người đứng đầu để thực hiện có hiệu quả các hoạt động công vụ, trong đó công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả hơn.

THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.