• Click để copy

Cục trưởng Trần Hữu Linh tiếp và làm việc với Mạng lưới Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực SHTT ở Đông Nam Á

Sáng ngày 11/3/2025, tại trụ sở Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Cục trưởng Trần Hữu Linh cùng đại diện Lãnh đạo một số phòng, ban trong Cục đã tiếp và làm việc với Mạng lưới Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực SHTT ở Đông Nam Á thuộc Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) về thực thi quyền chống vi phạm sở hữu trí tuệ khi tái cấu trúc tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT); các giải pháp trấn áp vi phạm trên môi trường TMĐT cũng như khó khăn thực tế cơ quan chức năng gặp phải khi trấn áp các đối tượng kinh doanh hàng giả.

Phát biểu tại buổi làm việc, Cục trưởng Trần Hữu Linh đã chính thức thông tin tới Đoàn công tác Mạng lưới Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực SHTT ở Đông Nam Á thuộc Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản về mô hình hoạt động mới của đơn vị kể từ ngày 01/3/2025 với tên gọi Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.

Theo đó, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vẫn thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn cả nước. Đối với cấp địa phương, theo cơ cấu tổ chức mới, Cục không quản lý về mặt con người, tuy nhiên sẽ phụ trách kiểm tra về mặt thực thi pháp luật, triển khai các biện pháp nghiệp vụ trong phòng chống gian lận thương mại, xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề... Việc kiểm tra vẫn sẽ duy trì ở cả 02 cấp: địa phương và cấp kiểm tra thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.

“Đối với các vụ việc ở địa phương, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ quản lý về Hồ sơ kiểm tra: biên bản kiểm tra, quyết định kiểm tra, đối tượng kiểm tra và người thực hiện cuộc kiểm tra. Chính vì vậy, việc định hướng kiểm tra cũng như cung cấp các thông tin, dấu hiệu vi phạm rất quan trọng” Cục trưởng Trần Hữu Linh chia sẻ.


Trước đề xuất của đại diện Mạng lưới Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực SHTT ở Đông Nam Á, tại cuộc làm việc, Lãnh đạo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã giải đáp cho Đoàn công tác nhiều nội dung liên quan đến hệ thống nhân sự thực thi quyền sở hữu trí tuệ; tình trạng trấn áp vi phạm trực tuyến; tiêu chí tiến hành thanh tra tại chỗ trong quá trình thực thi công vụ; tiêu chuẩn xử lý vụ án hình sự và phân công trách nhiệm với công an khi vụ án trở thành tội phạm cũng như những khó khăn thực tế và những trở ngại chung trong việc trấn áp đối tượng buôn bán hàng giả.

Theo đó, trước câu hỏi về tình trạng trấn áp vi phạm trên môi trường online, Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, trước sự gia tăng các hành vi vi phạm trên TMĐT, đơn vị đã chủ động tham mưu cho Bộ Công Thương trình Chính phủ ban hành Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trên TMĐT đến năm 2025. Đề án này tập trung vào công cụ, biện pháp trấn áp vi phạm trên môi trường online.


Trong năm 2024, lực lượng QLTT đã tiến hành kiểm tra, xử phạt 3.124 vụ việc vi phạm trên môi trường online. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 2 triệu USD, cao gấp 3 lần so với năm 2023. Trong số đó, có 1.290 vụ vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền SHTT, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tại Việt Nam hiện nay, người Việt mua hàng chủ yếu trên các sàn TMĐT như: tiktok, shoppee, facebook… Tốc độ tăng trưởng TMĐT của VN trong 2 năm qua đều đạt khoảng 20%, dự kiến năm nay đạt con số cao hơn, khoảng 25%.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vẫn xác định, TMĐT vẫn sẽ là mặt trận kiểm tra, kiểm soát chính của đơn vị trong vòng 3-5 năm tới.


Trước câu hỏi liên quan đến khó khăn thực tế trong việc trấn áp các đối tượng buôn bán hàng giả, Cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, người mua, người bán và cơ quan thực thi đều có vai trò, trách nhiệm trong việc trấn áp đối tượng buôn bán hàng giả.


Thứ nhất, khó khăn của lực lượng chức năng đến từ phía các chủ thể quyền. Đôi khi, lực lượng thực thi gặp khó trong việc xác định hàng giả bởi không có sự trợ giúp từ phía chủ thể quyền, doanh nghiệp, dẫn đến cán bộ thực thi không đủ chứng cứ xác định hành vi vi phạm của đối tượng, nên phải chuyển sang các hành vi nhẹ hơn, bởi mỗi vụ việc đều có thời hạn nhất định phải xử lý chứ không thể kéo dài.

Thứ hai, liên quan đến môi trường, cụ thể là hành vi vi phạm trên môi trường online ngày càng gia tăng, dẫn đến lực lượng thực thi rất khó giám sát, phát hiện, đặc biệt tìm ra địa điểm cất giấu kho hàng hóa.

Thứ ba, hàng giả phần lớn có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, do đó các hành vi nhập lậu, thẩm lậu, thậm chí bán công khai vì vậy việc phát hiện xử lý đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều đơn vị, bộ ngành của Việt Nam.

Quyên Lưu
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Tin mới

"Chìa khóa vàng" TOD giúp TP Hồ Chí Minh bứt phá tăng trưởng hai con số
"Chìa khóa vàng" TOD giúp TP Hồ Chí Minh bứt phá tăng trưởng hai con số

Trước những thách thức lớn về phát triển đô thị tại TP Hồ Chí Minh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) được xem là "chìa khóa vàng" giải quyết vấn đề. Nếu phát triển TOD đúng hướng, sẽ giúp TP Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng hai con số và tạo nền tảng vững chắc cho đô thị hiện đại, bền vững.

Để đầu tàu kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế hai con số
Để đầu tàu kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế hai con số

TP Hồ Chí Minh với trách nhiệm "đầu tàu" kinh tế của cả nước, liên tục có nhiều tích lũy đáng kể, đóng góp to lớn vào sự chuyển mình của dân tộc. Năm 2025, với mục tiêu Thành phố quyết tâm đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số, tạo bước chuyển lớn, cụ thể hóa mục tiêu “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Hà Nội: Tốc độ lưu thông ở phố cổ có thể được giảm xuống mức 30km/giờ
Hà Nội: Tốc độ lưu thông ở phố cổ có thể được giảm xuống mức 30km/giờ

Ngày 23-3, UBND TP Hà Nội thông tin, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã giao Sở Xây dựng xem xét kiến nghị của UBND quận Hoàn Kiếm, về việc cho phép bổ sung biển báo hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực phố cổ xuống mức 30km/giờ với tất cả các phương tiện tham gia giao thông.

Người dân nên tiêm vaccine đầy đủ để kiểm soát bệnh sởi
Người dân nên tiêm vaccine đầy đủ để kiểm soát bệnh sởi

Từ cuối năm 2024, Bộ Y tế cho phép mở rộng độ tuổi tiêm phòng bệnh sởi từ 6 tháng để tăng miễn dịch cộng đồng, tuy nhiên nhiều địa phương vẫn đang có tốc độ tiêm vaccine chậm. Đáng tiếc là nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện do chưa tiêm vaccine hoặc tiêm vaccine chưa đầy đủ.

Kỳ vọng lớn cho mối quan hệ Việt Nam - Singapore
Kỳ vọng lớn cho mối quan hệ Việt Nam - Singapore

Sau khi Việt Nam và Singapore chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược toàn diện ngày 12-3 vừa qua nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm, chuyến thăm của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong tới Việt Nam chỉ hơn một tuần sau đó thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận.

Tỷ giá USD hôm nay (23-3): Đồng USD chật vật lấy lại đà tăng tuần
Tỷ giá USD hôm nay (23-3): Đồng USD chật vật lấy lại đà tăng tuần

Tỷ giá USD hôm nay: Rạng sáng 23-3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng tuần 34 đồng, hiện ở mức 24.813 đồng.