• Click để copy

Cuộc chiến với “cái chết trắng”của Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La - Bài 2: Chặn đứng các đường dây buôn bán ma túy xuyên biên giới

Hệ lụy ma túy để lại với mỗi gia đình và toàn xã hội là bài toán khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều bởi tình hình tệ nạn và tội phạm ma túy (TPMT) vẫn diễn biến phức tạp... Vì sự bình yên cho nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sơn La luôn sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, vượt mọi gian khổ, hy sinh trong cuộc đấu tranh với TPMT.

Thủ đoạn tinh vi, hành động liều lĩnh

 Từ Hà Nội ngược Quốc lộ 6 hơn 200km, chúng tôi có mặt ở Lóng Sập khi trời đã xế chiều. Lóng Sập là xã biên giới, có cửa khẩu thuộc huyện Mộc Châu (Sơn La). Đỉnh núi Pha Luông thuộc xã Lóng Sập giáp với cụm bản Pa Háng-Huổi Hiềng (huyện Sop Bao, tỉnh Houaphan, Lào). Con đường nhỏ lên đỉnh Pha Luông dốc lên dốc xuống, băng qua những tảng đá lởm chởm, vắt từ ngọn núi này sang ngọn núi khác. Nơi đây được coi là điểm yết hầu của cung đường vận chuyển ma túy từ khu vực Tam giác vàng (vùng sản xuất ma túy nhiều nhất thế giới tại biên giới Lào, Myanmar và Thái Lan) tập kết về các bản làng giáp biên giới Lào để chờ cơ hội thẩm lậu vào Việt Nam.

Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Trần Nam Hưng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập cho biết: “Các đối tượng bên kia biên giới lập thành toán, nhóm trang bị "vũ khí nóng", xe ô tô chống đạn để vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng lớn. Những toán, nhóm tội phạm này băng cắt núi rừng biên giới lên đỉnh Pha Luông theo hai hướng, hướng từ Lào qua khu vực mốc 268 và hướng từ Lào qua khu vực mốc 269. Sau đó, chúng liên lạc với các đối tượng ở nội biên đến địa điểm đã thống nhất để giao, nhận ma túy. Từ đây, ma túy sẽ được vận chuyển vào sâu trong nội địa đi các tỉnh, thành phố trong nước hoặc đi nước thứ 3. Một phần ma túy sẽ được chia nhỏ để phục vụ các con nghiện ở khu vực biên giới. Lóng Sập cùng với Lóng Luông ở huyện Vân Hồ và Hang Kia-Pà Cò ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, tạo thành vùng lõm ma túy. Những người nghèo, nghiện ma túy ở các bản vùng biên này dễ bị các đối tượng lợi dụng để vận chuyển trái phép ma túy. Ở đây từng xảy ra nhiều trận đấu súng giữa TPMT có vũ trang với lực lượng chức năng”.

Cuộc chiến với “cái chết trắng”của Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La - Bài 2: Chặn đứng các đường dây buôn bán ma túy xuyên biên giới
 Đồn Biên phòng Chiềng On phát hiện, bắt quả tang đối tượng vận chuyển 1.180 viên ma túy tổng hợp, ngày 11-6.

Đứng chân trên địa bàn được xem là “điểm nóng” về ma túy, những năm qua, Đồn Biên phòng Chiềng Sơn đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ ngăn chặn TPMT. Trung tá Nghiêm Xuân Nhân, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Chiềng Sơn cho biết: “Khu vực dãy Pha Luông có địa hình hiểm trở, là cung đường ngắn nhất để các đối tượng vận chuyển ma túy từ Lào vào nước ta. Các đối tượng sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị bao vây, truy bắt. Ðối phó với các thủ đoạn tinh vi của tội phạm, cán bộ, chiến sĩ phải thường trực cả ngày lẫn đêm; vận dụng linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường bám nắm địa bàn và thông tin về các đối tượng. Khi có nguồn tin của nhân dân, trinh sát báo về, chúng tôi lập kế hoạch, đón lõng, bắt giữ đối tượng, bảo đảm an toàn về người, vũ khí, trang bị”.

Tại Sơn La, các đối tượng thường vận chuyển ma túy xuyên rừng, không theo lối mòn, gắn định vị điện tử để các đối tượng trong đường dây tự tìm và tiếp tục vận chuyển vào nội biên; lợi dụng đặc thù trong quan hệ dân tộc, thân tộc để thiết lập đường dây khép kín trong gia đình, dòng họ vận chuyển ma túy; thanh toán chủ yếu qua tài khoản ngân hàng dưới hình thức giao dịch thương mại, dân sự; cất giấu ma túy trong các hàng hóa đặc biệt để vận chuyển qua biên giới và từ biên giới vào nội địa.

Nhiều dấu ấn trên trận tuyến trấn áp tội phạm 

 Trong những ngày khi đi thực tế để viết loạt bài này, chúng tôi liên tục được chứng kiến những chiến công của BĐBP tỉnh Sơn La trong cuộc chiến chống ma túy. Vào 13 giờ ngày 7-6, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập phối hợp với Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm miền Bắc, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ tư lệnh BĐBP làm nhiệm vụ tại bản Tà Phềnh, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu phát hiện hai đối tượng đi xe máy có biểu hiện nghi vấn. Tiến hành kiểm tra và phát hiện hai đối tượng đang vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp. Gần nhất là vào hồi 21 giờ ngày 11-6, tại bản Keo Muông, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, Đồn Biên phòng Chiềng On chủ trì, phối hợp với Công an huyện Yên Châu phát hiện, bắt quả tang đối tượng Thạo Khót, sinh năm 1975, trú tại bản Keo Lôm, Khu Phiêng Xa (huyện Xiengkho, tỉnh Houaphan, Lào) về hành vi “vận chuyển trái phép chất ma túy”. Vật chứng thu giữ là 1.180 viên ma túy tổng hợp. Thiếu tá Nguyễn Văn Hiếu, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Chiềng On cho biết: “Từ đầu tháng 6 tới nay, đây là vụ thứ 3 Đồn Biên phòng Chiềng On phát hiện và bắt giữ các đối tượng vận chuyển ma túy, trong đó có 2 vụ chủ trì, 1 vụ phối hợp. Hoạt động của các đối tượng rất tinh vi, liều lĩnh, manh động. Chúng luôn sử dụng các loại "vũ khí nóng", sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị vây bắt. Hơn nữa, chúng rất linh hoạt về thời gian vận chuyển. Không ai biết chúng sẽ đi qua ngọn núi nào, vào giờ nào, nên công tác trinh sát nắm tình hình rất khó khăn”. 6 tháng đầu năm 2024, BĐBP tỉnh Sơn La đã trực tiếp và phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 58 vụ với 76 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 8 bánh hê-rô-in và 290.971 viên ma túy tổng hợp.

Nhận định từ lực lượng phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP tỉnh Sơn La cho thấy, mặc dù bị lực lượng chức năng tập trung trấn áp, bắt giữ và thường xuyên truy quét, nhưng tình hình TPMT tại khu vực biên giới Sơn La vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, phức tạp và nguy hiểm. Thượng tá Phạm Thái Hòa, Trưởng phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm, BĐBP tỉnh Sơn La, cho biết: “TPMT hoạt động ở Sơn La đặc biệt phức tạp khi các ổ, nhóm, đường dây tội phạm có quan hệ gia đình, dòng họ máu thịt với nhau. Để ngăn ma túy xâm nhập nội địa, BĐBP tỉnh Sơn La đã tổ chức, phối hợp với các lực lượng chức năng mở các chuyên án, kế hoạch nghiệp vụ đấu tranh, ngăn chặn, triệt phá được nhiều đường dây vận chuyển ma túy có vũ trang. Trong tháng cao điểm hành động phòng, chống ma túy, đơn vị đã triển khai tất cả lực lượng xuống các địa bàn để đấu tranh, trấn áp tội phạm”.

Theo Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ tư lệnh BĐBP: “Trong 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động vận chuyển ma túy với số lượng lớn từ Lào và Campuchia qua khu vực biên giới vào Việt Nam tiêu thụ và đi sang nước thứ 3 có nhiều diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, lực lượng phòng, chống ma túy tội phạm của BĐBP tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, chú trọng đẩy mạnh đấu tranh các chuyên án, thực hiện các kế hoạch nghiệp vụ, kế hoạch chuyên đề, triệt phá các đường dây TPMT. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng liên quan trong đấu tranh ngăn chặn TPMT; nhất là phối hợp trao đổi thông tin, điều tra phát hiện, đấu tranh triệt phá các đường dây, tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự tại các địa bàn trọng điểm trên tuyến biên giới”.
(còn nữa)

Bài và ảnh: HUYỀN TRANG

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).