• Click để copy

Cuộc đua trở thành “thủ đô AI” của châu Âu

Những phát biểu đầy mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Anh và Pháp thời gian gần đây phần nào cho thấy hai quốc gia này đang nỗ lực cạnh tranh trong cuộc đua trở thành “thủ đô” của châu Âu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo hãng tin CNBC, trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố Pháp là số 1 ở khu vực châu Âu về AI. Từ London, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng đánh tiếng rằng nước này là “ngôi nhà của các quy định về an toàn AI toàn cầu”.

Ai cũng biết rằng, AI được coi là một cuộc cách mạng và bởi vậy, nó có tầm quan trọng chiến lược với các chính phủ trên khắp thế giới. Công nghệ AI càng được người ta biết đến nhiều hơn sau sự ra đời và lan truyền nhanh chóng của ứng dụng ChatGPT do OpenAI phát triển. Cũng từ đây, một câu hỏi được đặt ra, đó là quốc gia nào đang dẫn đầu cuộc chạy đua trong lĩnh vực AI tại châu Âu?

Trước hết, xét về mặt tài chính, tại hội nghị công nghệ Viva Tech diễn ra ở Paris hồi tháng trước, Tổng thống Macron đã công bố khoản tài trợ mới trị giá 500 triệu euro (562 triệu USD) để tạo ra “những nhà vô địch AI mới”. Khoản tài trợ này xuất phát từ các cam kết trước đây của Chính phủ Pháp, trong đó có cam kết đầu tư 1,5 tỷ euro cho lĩnh vực AI trước năm 2022 nhằm đuổi kịp Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực này. Ông Macron tuyên bố Pháp sẽ đầu tư và đào tạo về AI, đồng thời khẳng định nước này có lợi thế nhờ khả năng tiếp cận nguồn nhân tài và có nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.

Trong khi đó, tháng 3 năm nay, Chính phủ Anh cũng cam kết đầu tư 1 tỷ bảng Anh (tương đương 1,3 tỷ USD) vào việc nghiên cứu siêu máy tính và AI nhằm đưa nước này trở thành một siêu cường về khoa học và công nghệ. Trong chiến lược ấy, Chính phủ Anh muốn chi khoảng 900 triệu bảng Anh để xây dựng một siêu máy tính có khả năng tạo ra “BritGPT” nhằm cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI.

Thủ tướng Rishi Sunak (bên trái) chia sẻ về tham vọng của Anh trong lĩnh vực AI tại một sự kiện ở London, ngày 12-6-2023. Ảnh: The Telegraph 
Thủ tướng Rishi Sunak (bên trái) chia sẻ về tham vọng của Anh trong lĩnh vực AI tại một sự kiện ở London, ngày 12-6-2023. Ảnh: The Telegraph 

Giữa Anh và Pháp có một điểm khác biệt lớn về cách lựa chọn các luật liên quan đến lĩnh vực AI. Trong khi Pháp bị ràng buộc bởi Đạo luật AI của Liên minh châu Âu (EU) thì tại Anh, thay vì ban hành luật dành riêng cho AI, chính phủ nước này đã đưa ra Sách Trắng sử dụng cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc để điều chỉnh và kiểm soát hoạt động liên quan tới AI. “Trong một thế giới hậu Brexit, cách tiếp cận của Anh được thúc đẩy bởi mong muốn khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực AI”, Minesh Tanna, lãnh đạo khối AI toàn cầu tại công ty luật quốc tế Simmons & Simmons nhận định.

Ông Tanna nói thêm rằng điều này mang lại cho nước Anh nhiều sự tự do và linh hoạt hơn trong việc đưa ra các quy định nhằm khuyến khích đầu tư. Trái lại, cũng theo ông Tanna, việc phải phụ thuộc vào Đạo luật AI của EU có thể khiến Pháp trở nên kém hấp dẫn hơn đối với việc đầu tư vào AI do một chế độ quản lý nặng nề.

Đến đây thì có thêm một câu hỏi được đưa ra: Anh hay Pháp sẽ chiến thắng trong cuộc đua về AI?

Trả lời cho câu hỏi này, trong email gửi cho hãng tin CNBC, ông Anton Dahbura, đồng Giám đốc Viện Johns Hopkins về bảo đảm quyền tự chủ nhận định, Pháp chắc chắn có cơ hội trở thành quốc gia dẫn đầu về AI ở châu Âu, nhưng nước này cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Đức và Anh. Chuyên gia Alexandre Lebrun thì lại cho rằng nếu xét về mức độ hấp dẫn để khởi đầu một công ty AI thì Paris và London có lẽ ngang nhau. Chuyên gia này cũng khẳng định nếu có thể thông qua một đạo luật sáng suốt hơn liên quan tới lĩnh vực AI, chắc chắn Anh sẽ giành chiến thắng trước EU và Pháp.

Mặc dù vậy, cũng có không ít người cho rằng nước Anh là một điểm đến không hấp dẫn với các doanh nhân công nghệ.

Về phần mình, Claire Trachet, Giám đốc tài chính của công ty khởi nghiệp công nghệ YesWeHack (Pháp), lại nhìn nhận vấn đề theo một hướng khác khi cho rằng cả Anh và Pháp đều có tiềm năng thách thức sự thống trị của những gã khổng lồ AI của Mỹ, song điều này sẽ chỉ khả thi khi hợp tác trên khắp châu Âu trở nên mạnh mẽ hơn. “Điều đó đòi hỏi nỗ lực phối hợp và ý chí tập thể của các siêu cường công nghệ châu Âu”, bà Trachet nhấn mạnh.

TRUNG DŨNG

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.