Cuộc hành tiến Á - Phi
Những chuyện cổ tích lại tiếp diễn từ các đội bóng châu Á, châu Phi khi Nhật Bản và Marocco thắng Tây Ban Nha và Canada để đoạt ngôi đầu các bảng E, F World Cup 2022. Ngọn lửa quyết chiến không từ bỏ của họ đang thổi bùng lên giấc mơ Á-Phi.
Khi những người lạc quan nhất cũng chỉ dám mơ đến cuộc chia tay đẹp của Nhật Bản thì đội tuyển của họ đã làm được điều thần kỳ. Một lần nữa cuộc lội ngược dòng không tưởng lại đến từ những chiến binh Samurai xanh. Hai "nhát kiếm" sắc lẹm của họ đã hạ gục đối thủ bậc thầy Tây Ban Nha-một ứng cử viên vô địch hàng đầu. Sau kỳ tích của họ vẫn có người không tin, đưa ra giả định Tây Ban Nha chủ động nhường để tránh rơi vào nhánh đấu với Argentina và Brazil. Giả định này có chút cơ sở bởi muốn đi xa phải tính toán lựa chọn. Tuy nhiên, bài tính ấy nó mong manh lắm khi ở cặp đấu cùng giờ Costa Rica và Đức vẫn đang liên tục “bắn phá” khung thành của nhau. Và có đáng phải lo ngại không khi đối thủ của họ chọn lại là Marocco, đội bóng đá chắc, tiến chắc ngay từ đầu giải.
![]() |
Cầu thủ Ao Tanaka ăn mừng bàn nâng tỷ số cho Nhật Bản. Ảnh: AFP |
Marocco hòa Croatia 0-0, lần lượt thắng Bỉ 2-0 và Canada 2-1. Hành trình của Marocco là thuyết phục. “Sư tử Atlas” công thủ toàn diện thực sự là đại diện cho một châu Phi đang lên. Thế cục World Cup 2022 cho thấy cuộc song hành Á-Phi, những châu lục bóng đá đi sau đã có bước trưởng thành đầy khích lệ. Ngay cả các đội bóng không thể đi tiếp cũng đã để lại những dấu ấn đậm nét.
Saudi Arabia hạ Argentina, Tunisia thắng đương kim vô địch Pháp... Chỉ là một tia chớp lóe sáng chốc lát, song đó cũng đã là mốc lịch sử. Ai cũng hiểu tất cả đều phải có một sự khởi phát như thế để biết mình có thể vươn lên, đáng được trân trọng, có thể đem lại niềm hứng khởi cho người dân quê nhà và góp vui cùng World Cup.
Hành trình Á-Phi đã rất dài với nhiều xứ sở và cũng sẽ còn rất dài với nhiều nơi khác. Gian nan lắm mà cũng kiên trì lắm. Hành trình ấy như huấn luyện viên đội tuyển Senegal Cisse kể: “Những kỳ World Cup trước chúng tôi đến với tâm lý trải nghiệm. Sau đó là học hỏi và cọ xát. Còn bây giờ, các đội bóng châu Phi tới World Cup để vô địch”. Lúc này Senegal đã vượt qua vòng bảng A. Và họ sẽ gặp Anh ở vòng 16 đội. Họ hay đội bóng châu Phi nào sẽ lần đầu lên ngôi? Có thể có mà phần khó có thể nhiều hơn gấp bội. Chỉ rõ, "Vua bóng đá" Pele từng dự đoán về tương lai châu Phi sẽ có đội vô địch World Cup đã được các thế hệ bóng đá “châu lục đen” kế tiếp nhau đưa mục tiêu đó mỗi ngày thêm gần. Còn những điều khó? Các cầu thủ châu Phi phần lớn trưởng thành từ các nền bóng đá châu Âu, thậm chí nhiều người sinh ra, lớn lên tại đó. Họ thành danh có thể được đá cho đội tuyển nước sở tại như đã từng rất phổ biến. Nếu nhiều người lựa chọn về quê cha đất tổ thì các đội tuyển châu Phi sẽ rất mạnh. Ngoài ra, sự thiệt thòi nhiều mặt như ít được đá cùng nhau trong các giải đấu lớn hay cái gọi là “sự phân biệt đối xử” của FIFA khi chỉ phân cho châu Phi quá ít suất dự World Cup so với châu Âu. Và nữa là điều kiện kinh tế, khả năng tổ chức... Dẫu gì thì bóng đá châu Phi cũng đã từng bước tiến lên và ngày càng hứa hẹn.
So với châu Phi, bóng đá châu Á xem như vẫn là người đi sau về nhiều mặt, lại không có thể chất con người lực sĩ. Nhưng châu Á có con đường riêng, tiêu biểu là Nhật Bản và Hàn Quốc. Bóng đá học đường, những lớp tuổi trẻ khát khao, các giải đấu tổ chức khoa học có cách học hỏi từ những nền bóng đá tiên tiến. Đó là lý do bóng đá Nhật Bản, Hàn Quốc làm người Việt Nam và các nước Đông Nam Á say lòng, mong mỏi học tập.
“Phải được tham gia nhiều giải lớn thì đội tuyển Việt Nam mới tiến bộ”, huấn luyện viên Park Hang-seo đúc kết. Các nhà chuyên môn, những người yêu bóng đá chúng ta đồng lòng, đồng chí hướng với ông.
THƯỜNG NGUYỄN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.