• Click để copy

Cuộc sống người Ơ Đu đổi thay nhờ công nghệ hiện đại

Xuất hiện trong cuộc sống của người Ơ Đu hơn một thập kỷ qua, internet và mạng xã hội (MXH) đã làm cuộc sống của cộng đồng dân tộc thiểu số rất ít người này thay đổi mạnh mẽ. Với họ, internet và MXH chẳng khác gì những vị thần thánh ẩn hình trong chiếc điện thoại mà trước đây họ chẳng bao giờ tưởng tượng ra.

Bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An) là nơi tái định cư được thành lập năm 2006, có 107 hộ, trong đó 104 hộ người Ơ Đu với 428 nhân khẩu, còn lại là người Thái. Năm 2008, trạm phát sóng điện thoại được xây dựng ở xã Nga My. Từ đó, những chiếc điện thoại xuất hiện nhiều hơn. Đến những năm 2012-2013, những chiếc thoại thông minh và internet xuất hiện nhưng chủ yếu sử dụng sóng 3G, sau này là 4G. Năm 2018, gia đình đầu tiên lắp đặt đường truyền thuê bao internet, phát sóng wifi, đến năm 2023, có 16 gia đình đã lắp đặt; phần lớn người dân đều sử dụng điện thoại thông minh, trừ một số người lớn tuổi.

<a title=
Người phụ nữ ở bản Văng Môn sử dụng chiếc máy may mà bà đặt mua qua mạng xã hội. Ảnh: TRANG TUỆ 

Lần đầu tiên làm quen với MXH, vợ chồng anh Lo Anh Tuấn, đều sinh năm 1966 đã không khỏi kinh ngạc. Thậm chí vợ anh còn suýt ngất đi vì lo sợ. Đó là vào khoảng giữa năm 2013, khi con gái anh chị đi làm ở Quảng Ninh về, gọi qua mạng cho bố mẹ gặp em trai đang đi làm công nhân ở Bắc Ninh. Anh Tuấn nhìn thấy con mình trong điện thoại thì vô cùng ngạc nhiên, gọi vợ lên gặp. Chị vợ lên thấy con trong điện thoại thì chồm lấy nhìn ngược nhìn xuôi rồi hét lên: “Sao ai bắt con tôi nhốt vào trong này”. Cũng lúc đó, internet chập chờn nên hình ảnh bị dừng lại. Bà hoảng quá hỏi con gái sao em con đứng yên và không nghe tiếng gì nữa. Con gái bảo là mất mạng. Bà mẹ nghe thế thì hoảng quá suýt ngất vì không hiểu sao con trai lại “mất mạng”... May mà con gái kết nối lại được và giải thích cho bố mẹ. Sau lần đầu bỡ ngỡ ấy, vợ chồng anh Tuấn dần quen với MXH. Cũng nhờ có MXH mà vợ chồng anh chị yên tâm hơn để chăm cháu giúp con gái và con trai. Tình cảm gia đình cũng gắn kết hơn khi hằng ngày các thành viên được trò chuyện với nhau.

Trường hợp Mỹ, cô gái Ơ Đu sinh năm 1997 lại hoàn toàn khác. Từ khi học THCS, Mỹ đã biết đến Facebook do chị gái hướng dẫn. Lên cấp THPT, Mỹ đã có nhiều trang MXH và nhiều bạn bè để tương tác. Qua đó, Mỹ được chị gái đang làm ở TP Vinh dạy cho bán hàng online. Mỹ chỉ cần đăng các bài đăng của chị gái lên trang của mình, có khách đặt mua thì chị gái sẽ gửi hàng về, Mỹ nhận và giao cho khách. Chị gái chỉ lấy tiền vốn, còn bao nhiêu tiền lãi đều cho Mỹ. Vậy nên khi đi học, Mỹ đã có tiền để chi tiêu. Sau khi học xong, Mỹ theo bạn bè đi làm ở Bắc Ninh một thời gian, nhưng công việc vất vả nên lại về quê bán hàng. Nhờ sự giúp đỡ của chị gái, Mỹ mở rộng bán hàng online với nhiều mặt hàng hơn. Mỹ lấy hàng ở vùng xuôi, chủ yếu là quần áo thời trang, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và cả thủy hải sản về bán cho người ở quê. Rồi lại thu gom những sản phẩm đặc sản của quê để bán cho người ở thành phố. Nhờ nguồn hàng hai chiều nên không những giúp Mỹ có thu nhập ổn định; hỗ trợ bố mẹ sửa nhà mà còn giúp đỡ được một số người thân có thêm thu nhập.

Sự xuất hiện của internet và MXH đã tạo ra những không gian mới hay còn gọi là không gian ảo, giúp cho sự tương tác của người Ơ Đu trở nên đa dạng hơn. Internet cũng giúp người Ơ Đu tạo nên nhiều mạng lưới xã hội mới một cách rộng rãi hơn. Trước đây, họ chủ yếu tiếp xúc với người Thái, Khơ Mú trong làng, bản hoặc các làng, bản xung quanh qua những mối quan hệ trực tiếp. Hiện nay, họ tiếp xúc với nhiều người qua các không gian ảo trên Facebook, Zalo... và chủ yếu là tương tác gián tiếp qua MXH. MXH cũng giúp người Ơ Đu tiếp cận các thông tin đa dạng, đa chiều hơn qua các kênh khác nhau. Qua đó, làm cho cuộc sống của họ biến đổi mạnh mẽ hơn.

Trong những câu chuyện đã kể trên cho thấy người Ơ Đu đang không ngừng mở rộng thế giới của mình qua những thiết bị công nghệ số. MXH đã tạo cơ hội giúp người dân tiếp cận cuộc sống hiện đại nhanh hơn, tham gia vào một thế giới rộng lớn hơn. MXH cũng giúp họ rút ngắn khoảng cách không gian để gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình hay bạn bè nhiều hơn. Nhưng MXH cũng gây nên nhiều hệ lụy tiêu cực khác nhau cho đồng bào. Vậy nên, để hạn chế các tiêu cực và phát huy những tác động tích cực thì người dân phải chủ động, hiểu biết và tỉnh táo, sáng suốt hơn trong việc sử dụng MXH, còn các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong việc tiếp cận công nghệ số và MXH một cách đúng đắn, lành mạnh.

Tiến sĩ BÙI HÀO

Bài liên quan

Tin mới

Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng

Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.

Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)

Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.

Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng

Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.