Cuộc xung đột bị lu mờ
Trong một bài viết mới đây, trang mạng Arab News cho rằng, sự chú ý của dư luận quốc tế tập trung vào căng thẳng leo thang ở các khu vực khác vô hình trung khiến cuộc xung đột tại Sudan bị lu mờ.
Theo bài viết, kể từ khi giao tranh giữa quân đội Sudan (SAF) và Lực lượng Hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) bùng phát vào giữa tháng 4-2023, gần 10 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa và hơn 25 triệu người phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia này “vốn đã rất thảm khốc” đang tiếp tục trở nên tồi tệ hơn.
![]() |
Các tình nguyện viên dọn dẹp một ngôi nhà bị hư hại sau một cuộc giao tranh giữa SAF và RSF ở thành phố Omdurman của Sudan, tháng 4-2024. Ảnh: Tân Hoa xã |
Trên khắp Sudan, thường dân bị mắc kẹt giữa hai làn đạn, phải đối mặt với cảnh đổ máu và thiếu thốn mọi thứ. Các nỗ lực cung cấp viện trợ gặp khó khăn do lệnh cấm vận của các bên tham chiến, khiến tình hình tại Sudan ngày càng trở nên bi đát. “Thật không may, sự chú ý của cộng đồng quốc tế đang bị chuyển hướng chủ yếu do các cuộc xung đột khác trên toàn cầu và căng thẳng leo thang ở đâu đó”, Arab News nhấn mạnh.
Bài viết khẳng định, ngoài lý do xung đột, tầm quan trọng địa chiến lược của Sudan đã thu hút nhiều chủ thể khác nhau. Từ các nước láng giềng, những tổ chức khu vực cho đến các cường quốc đã và đang tìm cách tham gia “đấu trường” kiến tạo hòa bình tại quốc gia Đông Bắc Phi. Tuy nhiên, thành công từ những sáng kiến hòa bình của các chủ thể nói trên cho đến nay vẫn xa tầm với. Mọi nỗ lực đều không thể bảo đảm được một lệnh ngừng bắn lâu dài tại Sudan. “Trở ngại lớn nhất là khó phân biệt được các nỗ lực thiện chí tìm kiếm hòa bình với những canh bạc chiến lược theo đuổi lợi thế địa chính trị giữa các cường quốc đối địch. Hậu quả là thay vì một tiến trình hòa bình thống nhất và toàn diện, những gì mà chúng ta chứng kiến hiện nay là sự hỗn độn, khiến mọi nỗ lực đều trở nên dư thừa khi nhìn theo cách tích cực nhất và phản tác dụng khi nhìn theo cách tiêu cực nhất”, Arab News khẳng định.
Nhấn mạnh “bản chất phức tạp” của cuộc xung đột tại Sudan, bài viết cho biết các bên xung đột thậm chí còn lợi dụng những sáng kiến hòa bình để “câu giờ, leo thang giao tranh và khiến nỗi thống khổ của thường dân thêm chồng chất”. Bất chấp các cảnh báo và lệnh trừng phạt quốc tế liên tục được đưa ra, “cơn khát” lợi thế quân sự tiếp tục lấn át khát vọng hòa bình tại Sudan khi không bên nào sẵn sàng cam kết hướng tới một thỏa thuận lớn vì lợi ích hòa bình, hay thậm chí chỉ một lệnh ngừng bắn tạm thời để thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao.
![]() |
Hình ảnh đường phố ở thủ đô Khartoum của Sudan sau một cuộc giao tranh giữa SAF và RSF. Ảnh: Tân Hoa xã |
Arab News khẳng định, lịch sử gần đây cho thấy nhiều cuộc xung đột “có thể dễ dàng vượt qua biên giới”. Những ví dụ cụ thể có thể kể đến như ảnh hưởng của tình hình hỗn loạn tại Libya tới khu vực Sahel rộng lớn của châu Phi (gồm các nước: Mali, Mauritania, Niger, Nigeria, Senegal, Burkina Faso, Cộng hòa Chad, Sudan và Eritrea), của cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đối với các khu vực Tây, Trung và Nam châu Phi. Xung đột tại Sudan, quốc gia với dân số khoảng 50 triệu người, thậm chí còn gây ra nguy cơ lớn hơn. Dòng người tị nạn, các tay súng và vũ khí từ Sudan có thể đe dọa những “quốc gia mong manh” không chỉ tại châu Phi mà cả bên ngoài châu lục, từ đó sẽ cản trở nghiêm trọng các nỗ lực chống lại chủ nghĩa cực đoan. Sudan có nguy cơ trở thành “thiên đường” với chủ nghĩa khủng bố như từng xảy ra với trường hợp mạng lưới khủng bố al-Qaeda trong thập niên 1990.
“Không quá lời khi nói rằng cánh cửa cơ hội để các chủ thể có tầm ảnh hưởng thực thi một nền hòa bình đáng tin cậy đang nhanh chóng khép lại... Nếu Sudan muốn có được và giữ được nền hòa bình, người dân phải được có tiếng nói quan trọng và ý nghĩa trong bất kỳ giải pháp nào. Nếu điều đó không được bảo đảm thì sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng vượt ra khỏi biên giới Sudan... Khi xung đột tại Sudan tiếp tục diễn biến phức tạp, có một thực tế nghiệt ngã là mỗi sáng kiến hòa bình thất bại không chỉ khiến xung đột kéo dài mà còn khiến nỗi thống khổ của hàng triệu thường dân thêm chồng chất. Thế giới không thể làm ngơ trước cuộc khủng hoảng này thêm nữa”, Arab News nêu rõ.
HOÀNG VŨ
Tin mới
Cấp đổi căn cước công dân miễn phí khi sáp nhập địa giới hành chính
Bộ Công an khuyến khích người dân nên cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân (CCCD) sau sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính.
Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4
Chiều 17-4, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 đã bế mạc tại Hà Nội.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Ngày 17-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp Thủ tướng tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) tại Hà Nội, từ ngày 15 đến ngày 17-4.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV
Sáng 17-4, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu
Ngày 17-4, tiếp ông Sang-Hyup Kim, Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G), Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh việc GGGI đặt mục tiêu huy động thêm 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam giai đoạn 2024-2028.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali thăm chùa Trấn Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu với Thủ tướng Ethiopia và phu nhân về chùa Trấn Quốc - ngôi chùa có lịch sử gần 1.500 năm và được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội.