“Đại gia dầu mỏ” trồng lúa mì trên sa mạc
Được biết đến là một trong 10 quốc gia có trữ lượng và sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới nhưng 90% lượng thực phẩm tiêu thụ của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) lại nhờ vào nguồn nhập khẩu. Cũng chính vì vậy, Chính phủ UAE đang triển khai một dự án trồng lúa mì trên sa mạc nhằm bảo đảm an ninh lương thực ở nước này.
Năm 2022, Chính phủ UAE đã xây dựng một trang trại với diện tích 400ha ở Sharjah phục vụ cho việc trồng lúa mì. Hãng tin Reuters dẫn lời ông Khalifa Alteneiji, người đứng đầu cơ quan nông nghiệp và chăn nuôi của Sharjah chia sẻ rằng, động lực khiến UAE buộc phải thúc đẩy ngành trồng lúa mì là do tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng trong vài năm trở lại đây, bắt nguồn từ đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine.
![]() |
Nông dân làm việc trên một cánh đồng thuộc trang trại mới xây dựng ở Sharjah. Ảnh: Reuters |
Năm ngoái, UAE đã nhập khẩu 1,7 triệu tấn lúa mì, trong đó riêng Sharjah nhập 330.000 tấn. Sự ra đời của trang trại nói trên được kỳ vọng sẽ giúp UAE bổ sung vào kho lương thực của mình thêm khoảng 1.600 tấn mỗi năm. Quan trọng hơn, dự án này sẽ tạo nền tảng để nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu ở vùng Vịnh hướng tới mục tiêu lớn hơn, đó là phát triển ngành trồng trọt trong tương lai.
Dự kiến đến năm 2025, trang trại ở Sharjah sẽ được mở rộng quy mô lên tới 1.400ha và sau đó có thể lên tới 1.900ha. Do được xây dựng trên khu vực sa mạc cằn cỗi nên trang trại trồng lúa mì này phải sử dụng nước khử muối để tưới tiêu, nhưng lại không sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất. Tuy nhiên, theo ông Alteneiji, khi quy mô của dự án được mở rộng thì chi phí năng lượng để sản xuất nước khử muối dùng cho hoạt động tưới tiêu mỗi ngày dự kiến sẽ tăng ít hơn.
Đáng chú ý, trong trang trại cũng có các cánh đồng để thử nghiệm 35 loại lúa mì khác nhau có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới. Quá trình thử nghiệm sẽ giúp xác định các loại lúa mì này có phù hợp với đất đai và thời tiết ở UAE hay không. Ngoài ra, trang trại còn sử dụng trí tuệ nhân tạo và hình ảnh nhiệt để thu thập dữ liệu về thời tiết, thổ nhưỡng, từ đó giúp các chuyên gia và nhân viên trồng trọt có thể điều chỉnh tốc độ tưới tiêu cũng như theo dõi quá trình tăng trưởng của cây trồng.
Đến nay, UAE đã lên kế hoạch sản xuất thực phẩm theo định hướng tái chế nước và giảm chất thải.
CHÂU ANH
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.