• Click để copy

Đại tướng Phan Văn Giang và lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với Học viện Hậu cần

Sáng 11-4, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo Bộ Quốc phòng có buổi làm việc với Học viện Hậu cần để đánh giá tình hình kết quả sau một năm triển khai thực hiện kết luận, chỉ đạo của Bộ trưởng và định hướng công tác giáo dục, đào tạo, xây dựng, phát triển Học viện trong thời gian tới.

Tham gia buổi làm việc có các đồng chí: Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy các tổng cục, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

 Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

 Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Về phía Học viện Hậu cần, dự buổi làm việc có các đồng chí: Thiếu tướng Phan Tùng Sơn, Giám đốc Học viện; Trung tướng Dương Đức Thiện, Chính ủy Học viện; các đồng chí trong Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện; đại biểu chỉ huy các phòng, khoa, ban, đơn vị quản lý học viên…

Báo cáo tại buổi làm việc, Thiếu tướng Phan Tùng Sơn, Giám đốc Học viện Hậu cần khẳng định, thực hiện kết luận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và nhận xét của Đoàn kiểm tra Bộ Quốc phòng kiểm tra Học viện ngày 16-3-2022, Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại. Trên cơ sở xác định trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, Học viện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tổ chức khắc phục các tồn tại, hạn chế sau cuộc kiểm tra.

 Thượng tướng Nguyễn Tân Cương phát biểu tại buổi làm việc.

 Thượng tướng Nguyễn Tân Cương phát biểu tại buổi làm việc.

Nổi bật là, Học viện đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị” với Quân khu 1 và Sư đoàn 316 (Quân khu 2); lấy ý kiến phản hồi của chỉ huy các đơn vị về chất lượng của học viên ra trường; phối hợp với các cơ quan Tổng cục Hậu cần biên soạn các văn kiện, tài liệu hậu cần. Cùng với đó, Học viện đã kịp thời xây dựng chương trình cho các đối tượng mới; chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch huấn luyện đêm, tổ chức diễn tập sát với thực tế, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin.

 Trung tướng Nguyễn Doãn Anh phát biểu tại buổi làm việc.

 Trung tướng Nguyễn Doãn Anh phát biểu tại buổi làm việc.

Học viện tổ chức học tập chặt chẽ bằng nhiều phương pháp, hình thức phong phú để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đối tượng sĩ quan hậu cần cấp phân đội; triển khai quyết liệt, hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục, đào tạo. Nhiều hệ thống, phần mềm được triển khai và vận hành ổn định, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, điều hành huấn luyện và giảng dạy, học tập. Đặc biệt, kết quả huấn luyện ở các nội dung đều tăng so với thời điểm kiểm tra. Đảng ủy Học viện đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ gắn với xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”. Tổng kết năm 2022, Học viện được Bộ Quốc phòng xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua...

 Trung tướng Trịnh Văn Quyết phát biểu tại buổi làm việc.

 Trung tướng Trịnh Văn Quyết phát biểu tại buổi làm việc.

Qua nghe báo cáo trung tâm và ý kiến giải trình, thảo luận của các đại biểu, phát biểu kết luận buổi làm việc, Đại tướng Phan Văn Giang biểu dương Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Hậu cần đã nỗ lực khắc phục khó khăn, quán triệt, thực hiện nghiêm túc kết luận của Bộ trưởng; khẩn trương ban hành nghị quyết lãnh đạo và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể, triển khai toàn diện các nhiệm vụ, tập trung các giải pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đoàn kiểm tra đã chỉ ra. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế, tồn tại yêu cầu Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để khắc phục, chấn chỉnh trong thời gian tới.

 Thiếu tướng Phan Tùng Sơn, Giám đốc Học viện Hậu cần trình bày báo cáo tại buổi làm việc.

 Thiếu tướng Phan Tùng Sơn, Giám đốc Học viện Hậu cần trình bày báo cáo tại buổi làm việc.

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu, Học viện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của các cấp về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và công tác giáo dục, đào tạo, nhất là nghị quyết của Quân ủy Trung ương về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới. Duy trì nghiêm túc nền nếp chính quy, chấp hành pháp luật, kỷ luật và các chế độ, quy định. Học viện cần tích cực cụ thể hóa phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị” và “Dạy thực chất, học thực chất, đánh giá thực chất”.

 Quang cảnh buổi làm việc.

 Quang cảnh buổi làm việc.

Học viện cần chủ động phối hợp với cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng và các đơn vị trong toàn quân để điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo, tăng cường bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thực tiễn cho giảng viên phù hợp với yêu cầu phát triển của đơn vị. Tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, nhất là học viên năm thứ nhất.

Bộ trưởng Phan Văn Giang nhấn mạnh, Học viện cần tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo và các hoạt động của Học viện.

 Đại tướng Phan Văn Giang và các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, giảng viên Học viện Hậu cần.

 Đại tướng Phan Văn Giang và các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, giảng viên Học viện Hậu cần.

Cùng với đó, quan tâm, chăm lo, bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện học tập, nghiên cứu, sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên, học viên, chiến sĩ; tập trung xây dựng Đảng bộ Học viện trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, gắn với xây dựng Nhà trường thực sự đoàn kết, có môi trường văn hóa, giáo dục và đào tạo chuẩn mực. Phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng một số công trình, dự án phục vụ nhiệm vụ huấn luyện và bảo đảm tốt cho bộ đội sinh hoạt, học tập, công tác.

Về các đề nghị của Học viện tại buổi làm việc, Đại tướng Phan Văn Giang nhất trí với một số nội dung; giao cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng tổng hợp, báo cáo cụ thể đối với các nội dung còn lại để thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Tin, ảnh: VĂN CHIỂN

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.