• Click để copy

Đảm bảo ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ tăng giá mặt hàng thiết yếu

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng Tám ước tăng 0,006% so với tháng trước. Bình quân 8 tháng năm 2022 ước tính tăng khoảng 2,58%-2,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng Tám ước tăng 0,006% so với tháng trước. Bình quân 8 tháng năm 2022 ước tính tăng khoảng 2,58%-2,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Chiều 24/08, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác điều hành giá 8 tháng và định hướng công tác điều hành giá những tháng cuối năm 2022.

Đại diện Bộ Tài chính báo cáo, thời gian qua, kinh tế đất nước phục hồi nhanh và hầu hết ở các ngành, lĩnh vực, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của hàng hóa thế giới đã đẩy hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên, nhưng nhìn chung mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt.

Với sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, với sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, công tác điều hành giá trong tháng 8 và 8 tháng năm 2022 đạt được kết quả rất tích cực. Ảnh VGP/Quang ThươngVới sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, với sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, công tác điều hành giá trong tháng 8 và 8 tháng năm 2022 đạt được kết quả rất tích cực. Ảnh VGP/Quang Thương.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính dự bảo CPI bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,37-3,87%. Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,4-3,7%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,7% (dao động khoảng 0,3%).

Về công tác điều hành giá trong thời gian tới, Bộ Tài chính đè nghị công tác điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động, linh hoạt vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao cũng như tạo nền tảng thuận lợi cho việc kiểm soát lạm phát cả năm 2023.

Các bộ ngành, địa phương bám sát thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác điều hành giá.

Các bộ quản lý ngành, trong phạm vi, lĩnh vực quản lý đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, tăng cường phối hợp trong công tác điều hành, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ tăng giá bất hợp lý, trong đó tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như: Xăng dầu, vật liệu xây dựng; lương thực, thực phẩm; thịt lợn; thức ăn chăn nuôi; thuốc, vật tư y tế; dịch vụ lưu trú, du lịch.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, báo cáo trung tâm của Bộ Tài chính đã cập nhật sát tình hình diễn biến giá cả thế gới, trong nước, trên cơ sở đó xây dựng các kịch bản điều hành giá và đề xuất các giải pháp điều hành trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ ngành, địa phương theo sát tình hình, chủ động các biện pháp, sẵn sàng ứng phó với các biến động. Ảnh VGP/Trần MạnhPhó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ ngành, địa phương theo sát tình hình, chủ động các biện pháp, sẵn sàng ứng phó với các biến động. Ảnh VGP/Trần Mạnh.

Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu bộ ngành nghiên cứu kỹ báo cáo, căn cứ vào thực tế quản lý ngành, phân tích làm rõ thêm tình hình, dự báo các biến động về giá trong thời gian tới để đề xuất các giải pháp điều hành giá công khai, minh bạch, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật, đạt được mục tiêu đã đề ra.

Tại hội nghị, đại diện các Bộ: Công Thương; NNPTNT; GDĐT; Y tế; Xây dựng; NHNN, Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ,… đánh giá cao báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính. Các ý kiến thống nhất cho rằng trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến rất khó lường, trong nước còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, công tác điều hành giá trong những tháng còn lại của năm 2022 còn rất nhiều khó khăn, thách thức, tuyệt đối không được chủ quan.

Đại diện các bộ, ngành bổ sung làm rõ một số nội dung liên quan tới đảm bảo nguồn cung, điều hành giá xăng dầu; quản lý giá vật liệu xây dựng, thị trường bất động sản; điều hành chính sách tiền tệ (lãi suất, tỷ giá, tín dụng); đảm bảo cung-cầu, giá cả các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như: Học phí, sách giáo khoa; khám chữa bệnh, giá cả thuốc men, vật tư y tế; thịt lợn, lương thực, thực phẩm;… 

Nhận định khả năng năm nay chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra trong quản lý giá, đại diện các bộ ngành cũng nhấn mạnh các giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới như: nâng cao năng lực dự báo tình hình thế giới tác động tới Việt Nam; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm về giá; đảm bảo nguồn cung, mặt bằng giá cả các mặt hàng hết sức thiết yếu, quan trọng, sát sườn với đời sống người dân; tăng cường công tác thông tin, truyền thông về công tác điều hành giá, tránh "kỳ vọng lạm phát" quá mức,…

Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác điều hành giá của các bộ ngành, địa phương trong công tác điều hành giá thời gian qua để đến ngày hôm nay chúng có những điều kiện thuận lợi để có thể đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Dẫn thông tin tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ: So với các nước trong khu vực và trên thế giới thì CPI của Việt Nam nằm trong nhóm cận thấp. Cụ thể, Nhật Bản, Trung Quốc,… nằm trong nhóm rất thấp - CPI chỉ tăng khoảng 1,8%; Việt Nam trong 7 tháng tăng CPI 2,54%, nằm trong nhóm CPI tăng cận thấp, khoảng 2-3% (tương đương với các nước: Malaysia, Indonesia, Brunei,…); trong khi đó nhiều nước EU, Mỹ, Canada nằm trong nhóm CPI tăng cao (trên 8%).

"Đây là kết quả rất tích cực", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết: Chúng ta đã thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa; ổn định được tỷ giá, lãi suất, kiểm soát được tín dụng, đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kết hợp hài hòa, linh hoạt, hợp lý kịp thời giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch giá cả các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu (xăng dầu; điện; giá vật liệu xây dựng; dịch vụ y tế, giáo dục, sách giáo khoa; cước vận tải;…).

Về công tác điều hành giá những tháng cuối năm, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là; cần theo dõi sát tình hình thế giới, lường trước các yếu tố tiềm ẩn rủi ro như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh,… có khả năng xảy ra để chủ động các biện pháp ứng phó hiệu quả, kịp thời.

"Phải rất sát sao, không để bị động, bởi nếu tình huống đã xảy ra rồi mới bàn cách ứng phó thì sẽ không kịp thời, khi đó chỉ là xử lý việc đã rồi", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu phải tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được để thực hiện tốt công tác điều hành giá trong thời gian tới.

Đối với chính sách tài khóa, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính rà soát lại, nhất là những chính sách đến cuối năm nay sẽ hết hiệu lực thì sẽ tác động đến năm 2022 như thế nào? Qua đó tính toán, đề xuất giải pháp phù hợp. Đồng thời phải theo dõi chặt chẽ diễn biến giá xăng dầu thế giới để có giải pháp tài khóa kịp thời.

Đối với chính sách tiền tệ, Phó Thủ tướng đề nghị NHNN "cần hết sức sát sao" để điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm vừa kiểm soát được lạm phát vừa hỗ trợ phát triển KTXH.

Về hoạt động xuất khẩu, phải bám sát tình hình, có đánh giá và giải pháp tổng thể, nhất là các các thị trường quan trọng đối với những ngành hàng lợi thế của đất nước.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý giá. Đối với những mặt hàng, dịch vụ do nhà nước thực hiện, phải tính toán, định giá phù hợp để kiểm soát được lạm phát. Đối với những mặt hàng nhà nước không định giá, phải tiếp tục kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá, niêm yết, kê khai giá; xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm quy định pháp luật về giá.

Đồng thời, các bộ ngành phải tăng cường công tác thông tin, truyên truyền, thông tin phải hết sức kịp thời, trung thực để dư luận hiểu đúng, tạo sự đồng thuận, ủng hộ đối với công tác điều hành giá.

Với một số mặt hàng, dịch vụ cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương phải chủ động bảo đảm nguồn cung xăng dầu theo đúng quy định tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, "không được dung túng những trường hợp sai phạm"; điều hành giá xăng dầu công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Đối với Bộ Y tế, Phó Thủ tướng đề nghị căn cứ vào các quy định của pháp luật, tiếp tục triển khai các gói đấu thầu mua sắm tập trung thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế kịp thời, theo đúng quy định pháp luật, không để thiếu thuốc, ảnh hưởng tới công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; phối hợp với các cơ quan liên quan để chuẩn bị các văn bản quy định về giá dịch vụ y tế, trong đó có giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét vào thời điểm phù hợp;…

Đối với dịch vụ giáo dục, trong đó có quản lý giá sách giáo khoa, Phó Thủ tướng nêu rõ: Gia đình nào cũng có con em đi học, nhưng mỗi nhà mỗi cảnh, điều kiện kinh tế khác nhau. Do đó, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu kỹ lưỡng, để đề xuất các giải pháp quản lý sách giáo khoa phù hợp, hiệu quả, đỡ ghánh nặng cho người nghèo và ngân sách Nhà nước. Đối với học phí, Phó Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung, tính toán lộ trình điều chỉnh phù hợp khi hội đủ điều kiện.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.