Đảng Dân chủ tiến hành quy trình bầu ứng viên tranh cử
Do chưa có thành viên Đảng Dân chủ nào khác đứng ra cạnh tranh nên đương kim Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (59 tuổi) gần như chắc chắn sẽ được xác nhận tư cách ứng cử viên của đảng này trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.
The Washington Post đưa tin, ngày 1-8 (giờ địa phương), Đảng Dân chủ bắt đầu tiến hành bỏ phiếu trực tuyến để bầu ứng cử viên đại diện ra tranh cử tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11 tới. Cuộc bỏ phiếu sẽ kéo dài 5 ngày thông qua một nền tảng trực tuyến của Ủy ban quốc gia của Đảng Dân chủ (DNC), với sự tham gia của gần 4.000 đại biểu, chủ yếu là các nhà hoạt động cơ sở và chính trị gia được phân bổ trong quá trình bầu cử sơ bộ. Hình thức này được tổ chức thay thế cho bỏ phiếu trực tiếp thường diễn ra trước đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ.
Phó tổng thống Harris hiện nổi lên là ứng cử viên duy nhất đại diện Đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào vị trí tổng thống Mỹ, cạnh tranh với ứng cử viên của Đảng Cộng hòa là cựu Tổng thống Donald Trump. Vì thế, việc tổ chức bỏ phiếu xác nhận bà là ứng cử viên của Đảng Dân chủ cũng chỉ mang tính thủ tục. Theo báo cáo của DNC, bà Harris giành được sự ủng hộ của 99% số đại biểu đã ký vào bản kiến nghị bỏ phiếu, trong khi không còn ứng cử viên nào khác đạt đến ngưỡng đủ điều kiện là 300 chữ ký ủng hộ.
![]() |
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: Getty Images |
Cách đây hai tuần, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo dừng chiến dịch tái tranh cử, đồng thời tuyên bố hết lòng hỗ trợ và ủng hộ Phó tổng thống Harris thay thế ông trở thành ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, một tổng thống Mỹ đương nhiệm quyết định không tái tranh cử. Lần gần nhất là Tổng thống Lyndon Johnson, người rút lui khỏi chiến dịch vào năm 1968. Quyết định của ông Biden nhận được sự ủng hộ của cử tri Đảng Dân chủ vì nhiều người tin rằng bà Harris là lựa chọn khả thi nhất cho Đảng Dân chủ vào thời điểm này, bởi bà vừa duy trì chính sách nhiệm kỳ của Tổng thống Biden vừa giành lại niềm tin ở cử tri trung thành, cũng như không gây tranh cãi về kết quả bầu cử sơ bộ.
Thông báo xác nhận ứng cử viên của Đảng Dân chủ có thể được đưa ra vào cuối ngày 5-8. Đây cũng là lúc Phó tổng thống Harris bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử tại 7 bang chiến địa quan trọng cùng với người được chọn làm liên danh tranh cử. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin chính thức về người sẽ được bổ nhiệm vào vị trí cộng sự để sát cánh cùng với Phó tổng thống Harris.
Mặt khác, kể từ khi Tổng thống Biden nhường lại cơ hội tranh cử cho mình, bà Harris nhận được tỷ lệ ủng hộ tăng đáng kể. Theo kết quả khảo sát được ABC News/Ipsos công bố cuối tháng 7 vừa qua, 43% người Mỹ cho biết có quan điểm ủng hộ Phó tổng thống Harris, tăng 8 điểm phần trăm so với mức khảo sát trước đó. Hay như cuộc thăm dò trực tuyến của Bloomberg News/Morning Consult. bà Harris giành lợi thế trước ông Trump tại 6 trong số 7 bang chiến địa. Những cuộc khảo sát tương tự đều ghi nhận tỷ lệ ủng hộ bà Harris tăng lên sau khi ông Biden tuyên bố dừng cuộc đua vào Nhà Trắng.
Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ vẫn đang dẫn đầu trong một số cuộc khảo sát toàn quốc. Ủy ban tranh cử tổng thống của bà Harris ngày 28-7 cũng cho hay đã nhận được hơn 200 triệu USD tiền quyên góp và khoảng 170.000 tình nguyện viên mới đăng ký trong chưa đầy một tuần, qua đó phá vỡ kỷ lục quyên góp trong tuần đầu tranh cử của các ứng cử viên. Cùng lúc, nhóm vận động tranh cử “Đoàn kết vì Harris”, gồm hàng loạt cựu cố vấn từng tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton và ông Bernie Sanders cũng tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Phó tổng thống Mỹ tranh cử.
Trước lo ngại về sự trỗi dậy mạnh mẽ và nhanh chóng của Phó tổng thống Harris, chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump mới đây công bố chi 10 triệu USD cho quảng cáo. Đây là chiến dịch quảng bá lớn nhất của cựu Tổng thống Mỹ kể từ tháng 1 năm nay. Không chịu lép vế, Phó tổng thống Harris thậm chí vừa chính thức khởi động chiến dịch quảng bá rầm rộ với trị giá lên tới 50 triệu USD.
VĂN HIẾU
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.