• Click để copy

Đằng sau tăng trưởng doanh thu quốc phòng toàn cầu năm 2023

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố đầu tháng 12, doanh thu quốc phòng toàn cầu năm 2023 tăng trưởng ở mức 4,2% so với năm trước, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông tiếp tục thúc đẩy gia tăng nhu cầu về vũ khí.

Báo cáo nêu rõ, các số liệu mới nhất cho thấy doanh thu đã "phục hồi sau khi bị sụt giảm vào năm 2022" khi các công ty nỗ lực tăng cường sản xuất quốc phòng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về trang bị, vũ khí. Theo đó, năm 2023, doanh thu của 100 nhà thầu quốc phòng lớn nhất thế giới đạt 632 tỷ USD. Tuy nhiên, Breaking Defense dẫn nhận xét của nhà nghiên cứu Lorenzo Scarazzato tại SIPRI cho biết, con số doanh thu nói trên chưa phản ánh đầy đủ quy mô về nhu cầu tiềm năng của thị trường vũ khí. Trên thực tế, hàng loạt tập đoàn sản xuất vũ khí đã triển khai các chiến dịch tuyển dụng-một dấu hiệu cho thấy họ lạc quan về doanh số bán hàng trong thời gian tới. Ông Scarazzato nhận định, nếu xu thế này duy trì, doanh thu vũ khí năm 2024 sẽ tiếp tục tăng cao.

Trong tốp 100 nhà thầu quốc phòng lớn nhất thế giới có tới 41 công ty của Mỹ, chiếm hơn một nửa tổng doanh thu quốc phòng toàn cầu (317 tỷ USD). Tuy nhiên, nếu tính theo tốc độ tăng trưởng thì các công ty quốc phòng của Nga lại có mức tăng trưởng doanh thu cao nhất trong năm 2023: Tăng 40% (đạt 26 tỷ USD) so với năm 2022. Theo SIPRI, mức tăng đó có được là nhờ Tập đoàn quốc phòng Rostec và Tập đoàn đóng tàu Thống nhất (USC) của Nga triển khai chiến dịch tăng cường năng lực sản xuất các hệ thống vũ khí quan trọng như tên lửa, máy bay chiến đấu, thiết bị bay không người lái nhằm bổ sung, thay thế các phương tiện, vũ khí bị tiêu hao trong cuộc xung đột với Ukraine.

Đằng sau tăng trưởng doanh thu quốc phòng toàn cầu năm 2023
Máy bay chiến đấu F-35B (do Lockheed Martin sản xuất) hạ cánh trên boong khu trục hạm đa năng lớp Izumo JS Kaga (DDH-184) của Nhật Bản, ngày 20-10. Ảnh: Breaking Defense 

Về tổng thể, năm 2023, các công ty quốc phòng Mỹ ghi nhận doanh thu tăng ở mức 2,5%. Riêng đối với hai nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Mỹ là Lockheed Martin và Raytheon, dù chứng kiến số lượng đơn hàng gia tăng, song lại ghi nhận mức giảm nhẹ về doanh thu thực tế do các hạn chế liên tục trong chuỗi cung ứng gây cản trở cho kế hoạch mở rộng sản xuất. Báo cáo của SIPRI nêu rõ, năm 2023, tăng trưởng doanh thu của Raytheon rơi xuống mức 1,3% (đạt 40,7 tỷ USD); doanh thu của Lockheed Martin rơi xuống mức 1,6% (đạt 60,8 tỷ USD). Chỉ nhà thầu quốc phòng lớn thứ ba là Northrop Grumman ghi nhận mức tăng 5,8%. Lý giải cho việc này, nhà nghiên cứu Scarazzato cho biết: “Các hệ thống vũ khí phức tạp có thời gian hoàn thành lâu hơn, dẫn tới các công ty sản xuất thường phản ứng chậm hơn trước những biến động về nhu cầu. Điều đó giải thích tại sao doanh thu từ vũ khí của họ tương đối thấp vào năm 2023, mặc dù có sự gia tăng các đơn đặt hàng mới”.

Ở khu vực châu Á, các doanh nghiệp quốc phòng Hàn Quốc và Nhật Bản chứng kiến doanh thu tăng trưởng 39% (đạt 11 tỷ USD) và 35% (đạt 10 tỷ USD) tương ứng, với những cái tên tiêu biểu như: Tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc); Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries (Nhật Bản).

Tại khu vực Trung Đông, lọt vào tốp 100 có 6 công ty của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, với doanh thu tăng tổng cộng 18% (đạt 19,6 tỷ USD), trong đó có thể kể tên Israel Aerospace Industries, Rafael Advanced Defense Systems (Israel) và Turkish Aerospace Industries (Thổ Nhĩ Kỳ).

Tại châu Âu, tăng trưởng doanh thu năm 2023 của 27 doanh nghiệp quốc phòng lọt tốp 100 gần như không thay đổi, với 4 công ty của Đức tăng trưởng ở mức 7,5%; 7 công ty của Anh cũng ghi nhận tăng trưởng. Đi ngược xu thế đó, tổng doanh thu của 5 doanh nghiệp của Pháp lại giảm 8,5%, trong đó, “làm ăn bết bát” nhất là Dassault Aviation do doanh số bán dòng máy bay chiến đấu Rafale của hãng này sụt giảm mạnh.

Có thể thấy, đằng sau những con số tăng trưởng tích cực về doanh thu của các doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới là một bức tranh tối màu về toàn cảnh thế giới năm 2023, khi mà hàng triệu đơn vị vũ khí tiếp tục “bị nghiền nát” trong các cuộc xung đột ở Ukraine, Trung Đông, châu Phi và vô số điểm nóng xung đột địa chính trị đã hoặc đang manh nha bùng phát nhiều nơi trên thế giới; cũng như để phục vụ các chương trình tái vũ trang ở nhiều quốc gia khắp toàn cầu.  

HÀ PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều trường hợp cố tình vượt đường ngang, uy hiếp an toàn giao thông đường sắt
Nhiều trường hợp cố tình vượt đường ngang, uy hiếp an toàn giao thông đường sắt

Ngày 9-4, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tình trạng vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường sắt có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là vi phạm qua các đường ngang cảnh báo tự động, có cần chắn tự động, gây thiệt hại lớn về tài sản và uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn giao thông đường sắt.

Người dân háo hức chiêm ngưỡng dàn pháo lễ ở bến Bạch Đằng
Người dân háo hức chiêm ngưỡng dàn pháo lễ ở bến Bạch Đằng

Không chỉ người dân ở TP Hồ Chí Minh mà nhiều khách du nước trong và ngoài nước không ngại nắng gắt, đến chiêm ngưỡng trận địa pháo lễ phục vụ cho hoạt động diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên bến Bạch Đằng. Trên bến Bạch Bằng, 15 khẩu pháo được Lữ đoàn 96 (Binh chủng Pháo binh) vận chuyển về khu vực bến Bạch Đằng (phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh) để thiết lập trận địa pháo phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025). Người dân háo hức chiêm ngưỡng dàn pháo lễ ở bến Bạch Đằng Dàn pháo lễ được đặt trang trọng hướng ra sông Sài Gòn. Người dân háo hức chiêm ngưỡng dàn pháo lễ ở bến

Tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến sông
Tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến sông

Sáng 9-4, tổ công tác thuộc Đội Cảnh sát đường thủy số 1 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) tổ chức tuần tra, kiểm soát trên sông Hồng, đoạn thuộc địa bàn quản lý. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng chức tập trung kiểm tra các bến bãi và phương tiện thủy (tàu, thuyền) đang vận chuyển hàng hóa.

EU công bố danh sách các sản phẩm Mỹ bị đánh thuế đáp trả
EU công bố danh sách các sản phẩm Mỹ bị đánh thuế đáp trả

Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức công bố danh sách các sản phẩm của Mỹ sẽ bị áp thuế quan trả đũa, đánh dấu bước leo thang mới trong căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương.

Thuế đối ứng của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
Thuế đối ứng của Mỹ bắt đầu có hiệu lực

Mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0 giờ 01 phút ngày 9-4 theo giờ Mỹ, tức 11 giờ 01 phút theo giờ Việt Nam.

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc ứng phó khẩn cấp nhằm cứu ngành công nghiệp ô tô
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc ứng phó khẩn cấp nhằm cứu ngành công nghiệp ô tô

Trước sức ép từ quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu, Chính phủ Hàn Quốc ngày 9-4 đã công bố hàng loạt biện pháp hỗ trợ khẩn cấp nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ô tô - một trong những trụ cột xuất khẩu chính của nước này.