• Click để copy

Để Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm tốt hơn trách nhiệm với ngành

“Chúng ta cùng nhau chia sẻ, không gì khác để chúng ta làm tốt công việc của mình, để Bộ trưởng làm tốt hơn trách nhiệm của mình với ngành, với Chính phủ, với xã hội và nhân dân…”. Đó là mong muốn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn tại buổi gặp gỡ sáng 15-8 với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến qua 63 điểm cầu của các sở GD-ĐT.

Gần 2.000 ý kiến liên quan đến chế độ tiền lương

Sau 2 tháng tập hợp lấy ý kiến, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã nhận được hơn 6.000 ý kiến của khối mầm non và phổ thông gửi về. Trong đó có gần 2.000 ý kiến liên quan đến chế độ tiền lương, phụ cấp.

Tâm tư về mức lương không đủ chăm sóc gia đình, cô Lý Thị Trinh Nguyên, giáo viên Trường Mẫu giáo Hoạ Mi, thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) cho hay: “Dù có quy định 40 giờ/tuần nhưng thực tế giáo viên mầm non làm việc gần như gấp đôi. Trung bình mỗi ngày giáo viên mầm non làm việc từ 10 đến 12 giờ. Khi về đến nhà các cô khó mà tròn trách nhiệm chăm lo đầy đủ cho gia đình. Giáo viên mầm non gần như là một chuyên gia về dinh dưỡng, chuyên gia về can thiệp sớm, chuyên gia về tư vấn tâm lý... Họ đóng rất nhiều vai trò quan trọng trong việc giáo dục và phát triển trẻ mầm non, nhưng mức ưu đãi 35% theo nghề như hiện nay rất thấp so với công sức các cô bỏ ra”. Cô kiến nghị Bộ trưởng quan tâm, giảm thiểu tối đa các cuộc thi không cần thiết, tránh áp lực và mất thời gian của giáo viên.

Để Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm tốt hơn trách nhiệm với ngành
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trả lời các vấn đề mà các nhà giáo nêu lên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, qua nhiều cuộc họp, diễn đàn, Bộ đang kiến nghị từng bước, hợp lý về chế độ, chính sách cho nhà giáo. “Chính phủ đã giao Bộ GD-ĐT làm việc với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành; trước hết cân nhắc để có thể nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, tiểu học. Bước đầu, hai Bộ đã có sự thống nhất, dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%. Còn lại, cần có sự thống nhất với Bộ Tài chính, sau đó thông qua Chính phủ… Mức tăng dù nhỏ nhưng cũng thêm một phần để động viên, bù đắp cho giáo viên mầm non, tiểu học”, Bộ trưởng nói. Thời gian tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục lưu ý đến việc bù đắp thù lao giờ làm việc nhiều của giáo viên mầm non.

Bộ trưởng bày tỏ mong muốn có thể tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên các cấp học, tuy nhiên triển khai trước đối với mầm non, tiểu học; sau đó sẽ lần lượt có các kiến nghị khác. Về phụ cấp nhân viên trường học, theo Bộ trưởng, đây là nhóm chịu nhiều thiệt thòi, lương thấp, dù đã được hưởng phụ cấp ưu đãi tương ứng với công việc chuyên môn. Do đó sẽ phải tính đến việc điều chỉnh chính sách trong tương lai. Nếu thời gian tới sắp xếp lương theo chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019, có thể là dịp điều chỉnh cho các đối tượng này.

Điều chỉnh dạy học tích hợp cấp THCS

Bày tỏ tâm tư trong việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày khi triển khai Chương trình GDPT 2018, thầy giáo Nguyễn Bá Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) chia sẻ, để đáp ứng tổ chức một số môn học bắt buộc mới thì định mức 1,5 giáo viên/lớp theo quy định đối với trường tiểu học tổ chức dạy 2 buổi/ngày là còn thấp, không đảm bảo đủ số người làm việc.

Nhiều giáo viên chia sẻ những khó khăn khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, như cơ sở vật chất không đảm bảo, chưa đủ giáo viên dạy môn học mới, đặc biệt là những môn tích hợp, liên môn. Đây là điểm khó khăn nhất trong triển khai Chương trình GDPT 2018.

Trả lời kiến nghị định mức giáo viên trên lớp, Bộ trưởng cho biết: “Hiện Bộ GD-ĐT đang chủ trì sửa đổi Thông tư 16 liên quan đến vấn đề này”. Theo Bộ trưởng, dạy học tích hợp, liên môn là điểm mới trong Chương trình GDPT 2018. Khi thiết kế chương trình, chúng ta mong muốn phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương, cơ sở giáo dục, giáo viên đang gặp phải một số khó khăn nhất định. Có những nhà giáo đủ năng lực nên đã dạy được tích hợp với đủ hợp phần. Song cũng có giáo viên còn nhiều lúng túng, nhất là với giáo viên vùng khó dù đã được tập huấn, bồi dưỡng.

Bộ trưởng thông tin, trong thời gian tới, Bộ sẽ xem xét để có thể điều chỉnh dạy học tích hợp cấp THCS. Song, điều chỉnh như thế nào để không xáo trộn và không gây sốc là việc cần cân nhắc. Điều chỉnh để tốt hơn, thuận lợi hơn và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trao đổi về phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025, Bộ trưởng cho hay, dự kiến quý 4-2023, phương án thi sẽ được công bố.

Để Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm tốt hơn trách nhiệm với ngành
Các nhà giáo chia sẻ tại buổi gặp mặt với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Thay đổi quan niệm và cách sử dụng sách giáo khoa

Một điểm quan trọng, nhà giáo cần thay đổi quan niệm và cách sử dụng sách giáo khoa - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh trong buổi gặp gỡ. “Chúng ta trước đây phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa. Nhưng sự thay đổi lớn của giáo dục lần này là chương trình thống nhất toàn quốc, là yêu cầu, sách giáo khoa là học liệu - cũng có thể là học liệu đặc biệt nhưng cần được sử dụng một cách chủ động, không lệ thuộc. Đó là công cụ và chúng ta sẵn sàng sử dụng các bộ sách giáo khoa khác, các học liệu khác, sử dụng một cách linh hoạt, phát huy quyền chủ động của giáo viên.

Bộ trưởng cũng chỉ ra giáo viên có quyền quyết định các nội dung, tuần tự bài học, tổ chức kiểm tra đánh giá – điều này vốn chưa từng có trước đây. Nhưng bây giờ giáo viên được trao quyền chủ động nên phải có năng lực, kỹ năng mới sử dụng hết quyền chủ động đó. Với trường học mang tính mở, cần tham gia cùng nhà trường xây dựng kế hoạch nhà trường, quyết định lựa chọn sách giáo khoa… Việc này dường như các trường ngoài công lập đang làm tốt hơn các trường công lập.

Về phía mình, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục cải thiện điều kiện làm việc và tăng thu nhập cho giáo viên. Trong đó, rà soát hệ thống chế độ chính sách; xây dựng Luật Nhà giáo sẽ mang lại những chuyển biến tích cực về thể chế cho đội ngũ giáo viên…

Bộ GD-ĐT cũng sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến của giáo viên và trả lời các câu hỏi công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, mong muốn các giáo viên cùng nhau quyết tâm vượt qua khó khăn để xây dựng một nền giáo dục tốt hơn cho học sinh, cho đất nước.

Bài, ảnh: KHÁNH HÀ

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.