• Click để copy

Để có hạnh phúc, thế hệ trẻ cần rèn ý chí và sẻ chia với cộng đồng

“Ngày nay, thực tế có một bộ phận giới trẻ không nhận thức ra trách nhiệm của mình và có lý tưởng sống đúng đắn. Chính điều đó làm cho họ không cảm nhận được hạnh phúc”. Đó là chia sẻ của TS Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thanh niên với phóng viên Báo Quân đội nhân dân nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20-3) năm nay.

Phóng viên (PV): Có ý kiến cho rằng, thế hệ trẻ ngày nay có vẻ ít hạnh phúc hơn những thế hệ trước. Theo ông, ý kiến này có đúng với người trẻ ở Việt Nam không?

TS Đặng Vũ Cảnh Linh: Hạnh phúc là nhu cầu và giá trị quan trọng nhất trong đời sống con người. Ăn, mặc, đi lại, học tập, lao động, sự thành công, thành đạt... đều là những nhu cầu, giá trị sống cơ bản của mỗi người. Tuy nhiên, không phải khi đầy đủ những thứ đó, con người đã có hạnh phúc.

Hạnh phúc thường là khi chúng ta làm những việc đem lại ý nghĩa với người khác cũng như nhận được những tình yêu thương, việc làm ý nghĩa của người khác đối với mình. Cao hơn là khi chúng ta kiến tạo hay đón nhận các giá trị xã hội tích cực, nhân văn, nhân bản, sống cho những lý tưởng, cống hiến, hy sinh lợi ích bản thân cho cộng đồng, quê hương, đất nước...

Để có hạnh phúc, thế hệ trẻ cần rèn ý chí và sẻ chia với cộng đồng
TS Đặng Vũ Cảnh Linh.

Thế hệ trẻ ngày nay có điều kiện phát triển hơn những thế hệ trước, được đáp ứng đầy đủ hơn về các nhu cầu vật chất, điều kiện học tập, làm việc... Tuy nhiên, không phải vì vậy mà tất cả người trẻ đều cảm thấy hạnh phúc. Xã hội thay đổi nhanh chóng đòi hỏi giới trẻ phải học hỏi, thích nghi. Những vấp ngã, thất bại trong cuộc sống nhiều hơn khiến họ cảm thấy bi quan, chán nản.

Những giá trị cá nhân, giá trị đồng tiền, sự hưởng thụ, cùng xu thế sống nhanh, sống gấp, sự ganh đua hay những tham vọng làm giàu, thành đạt bằng mọi giá ngày càng xuất hiện nhiều hơn... khiến nhiều người trẻ tuổi dù sống trong đủ đầy nhưng vẫn cảm thấy mất phương hướng, lý tưởng và không tìm thấy hạnh phúc đích thực.

PV: Chúng ta nên lý giải về điều này như thế nào, thưa ông?

TS Đặng Vũ Cảnh Linh: Thế hệ trẻ hiện nay, ở đây tôi nói tới thế hệ Z (sinh từ năm 1997 đến 2012) sinh ra và lớn lên cùng các thành tựu công nghệ, thành tựu số. Một bộ phận sẽ thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, một bộ phận thì không.

Bản thân công nghệ cũng mang tính hai mặt, có cả tích cực và tiêu cực. Mặt tiến bộ thì chúng ta đều thấy, mọi thành tựu đều hướng đến phục vụ con người tốt hơn, nhưng mặt trái của nó sẽ làm con người cảm thấy cô đơn hơn, vị kỷ hơn, lười nhác và phụ thuộc công nghệ hơn. Kiếm được tiền, mua được một bộ quần áo mới ở thế hệ chúng tôi đã cảm thấy hạnh phúc; lĩnh lương, đi chợ, nấu một bữa ăn cho bố mẹ đã thấy mình hạnh phúc. Còn bây giờ, hạnh phúc không đơn giản như vậy. Thế hệ trẻ dễ dàng đạt được những điều đó khi có điều kiện và có công nghệ nên dễ cảm thấy nhàm chán, mất phương hướng.

PV: Theo ông, những thay đổi trong suy nghĩ này của người trẻ sẽ gây ra những hệ lụy gì?

TS Đặng Vũ Cảnh Linh: Có rất nhiều hệ lụy nếu bất kỳ ai đó trong chúng ta “lạc lối” về giá trị sống. Nhiều bạn trẻ hiện nay đang suy nghĩ đơn giản rằng vật chất là chìa khóa của hạnh phúc. Điều này chỉ đúng một phần nhỏ. Sẽ có nhiều hệ lụy xảy ra khi các bạn trẻ không tìm thấy được giá trị đích thực của hạnh phúc trong cuộc sống.

Sẽ tốn rất nhiều thời gian để chạy theo những thứ không đem lại sự hài lòng hay hạnh phúc cho mỗi người. Khi không có hạnh phúc, con người không có động lực học tập, lao động, thậm chí rơi vào trạng thái chán nản, khủng hoảng, mất kiểm soát, có thể dẫn đến hành vi tiêu cực. Một người không hạnh phúc là bi kịch cá nhân, nhưng nhiều người không hạnh phúc thì sẽ thành vấn đề xã hội, thậm chí thành bi kịch của một thế hệ nào đó.

Để có hạnh phúc, thế hệ trẻ cần rèn ý chí và sẻ chia với cộng đồng
 Học sinh Hà Nội tại Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2025. Ảnh: HOÀI THƯ

PV: Thế hệ trẻ trong những năm kháng chiến là những người có lý tưởng, sẵn sàng hy sinh để giành được tự do cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân. Họ hạnh phúc ngay cả trên con đường đóng góp cho lý tưởng của mình. Ngày nay, khi đất nước đã độc lập, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, phải chăng người trẻ không còn lý tưởng nữa và vì thế mà ít cảm thấy hạnh phúc?

TS Đặng Vũ Cảnh Linh: Mỗi giai đoạn phát triển của một đất nước, dân tộc, thanh niên đều có những sứ mệnh riêng, rất khó để so sánh. Lý tưởng giải phóng dân tộc của thế hệ trước và lý tưởng xây dựng đất nước hùng cường của thế hệ trẻ ngày nay đều quan trọng như nhau. Tuy nhiên, ngày nay, thực tế có một bộ phận giới trẻ không nhận thức ra trách nhiệm của mình và có lý tưởng sống đúng đắn. Chính điều đó làm cho họ không cảm nhận được hạnh phúc.

Nếu chỉ sống cho bản thân, làm mọi thứ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân thì dù thành công cũng chỉ cảm nhận được phần bên ngoài của hạnh phúc, hoặc một sự hạnh phúc nào đó mang tính thời điểm, khó có thể cảm nhận được chân giá trị hạnh phúc ở chiều sâu bên trong tình cảm, suy nghĩ của con người.

Tôi cho rằng, thế hệ trẻ ngày nay có nhiều lợi thế, có nhiều điều kiện để phát triển cái tôi cá nhân, khẳng định bản thân trong công việc, sự nghiệp, đem lại giá trị cho cá nhân, gia đình, xã hội. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay cần sống có trách nhiệm hơn, biết hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể khi cần thiết. Bên cạnh đó, họ cũng cần rèn luyện bản lĩnh đối mặt khó khăn và vượt qua để có được hạnh phúc và đem lại hạnh phúc cho mọi người.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

PHƯƠNG DUNG (thực hiện)

Tin mới

Cảnh giác với các hội, nhóm tuyên truyền, sử dụng, mua bán trang phục lính ngụy trên không gian mạng
Cảnh giác với các hội, nhóm tuyên truyền, sử dụng, mua bán trang phục lính ngụy trên không gian mạng

Thời gian qua, nhiều bài viết, hình ảnh được đăng tải trên các hội, nhóm, trang mạng xã hội của một số người sử dụng, mua bán trang phục lính ngụy gây khó chịu, phản cảm cho người đọc, người nhìn và bức xúc trong dư luận.

Vụ ngộ độc rượu: 1 người tử vong, 5 người được cứu
Vụ ngộ độc rượu: 1 người tử vong, 5 người được cứu

Liên quan đến vụ ngộ độc rượu khiến 6 người nhập viện cấp cứu, chiều 1-4, Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh thông tin, nạn nhân P.N.Q.K. (25 tuổi, ở tỉnh Tiền Giang) đã tử vong.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Nhà vua Vương quốc Bỉ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Nhà vua Vương quốc Bỉ

Ngày 1-4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước ngày 6-4
Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước ngày 6-4

Ngày 1-4, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật đã họp phiên thứ 5, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Lê Thành Long, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Thúc đẩy hợp tác khoa học, nghiên cứu và đào tạo giữa Việt Nam và Bỉ
Thúc đẩy hợp tác khoa học, nghiên cứu và đào tạo giữa Việt Nam và Bỉ

Ngày 1-4, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Nhà Vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ, đoàn Bộ trưởng - Thủ hiến Bỉ cùng lãnh đạo các đại học, cơ quan nghiên cứu đã có chuyến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

Động đất tại Myanmar: “Phép màu” sau 91 giờ bị vùi lấp dưới đống đổ nát
Động đất tại Myanmar: “Phép màu” sau 91 giờ bị vùi lấp dưới đống đổ nát

Lực lượng cứu hộ tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar đã giải cứu thành công một phụ nữ 63 tuổi vào sáng 1-4, sau 91 giờ bị chôn vùi dưới đống đổ nát.