• Click để copy

Để không còn... hoảng quá!

Cách đây 20 năm, trong một buổi đối thoại với thanh niên, đồng chí Vũ Khoan (khi đó là Phó thủ tướng Chính phủ) đã đưa ra cảnh báo:

“Vừa qua sang một nước trong khu vực, tôi hoảng quá các đồng chí ạ! Vì thấy bên ấy người dân nước bạn cũng trồng bạt ngàn, cơ man là vải thiều. Nếu chúng ta tiếp tục mở rộng diện tích trồng vải thiều thì tiêu thụ là bài toán thật khó giải. Cũng không chỉ đối với vải thiều, chúng ta cần phải lựa tính ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, các loại nông sản khác...”.

Điều đồng chí Vũ Khoan cảnh báo từ 20 năm trước vẫn còn nguyên giá trị, vẫn rất thời sự trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện nay. 20 năm qua, chúng ta đã rất nhiều lần hoảng như đồng chí Vũ Khoan, khi thì vì hành tím, dừa quả; năm thì vú sữa, xoài, dưa hấu... và nhiều loại nông sản khác ùn ứ ở các cửa khẩu.

Để không còn... hoảng quá!

Bắc Giang đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản.Ảnh: dangcongsan.vn 

Từ những bài học đắt giá về nông sản và yêu cầu của thị trường, những năm qua, từ việc quy hoạch, gieo trồng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những đột phá, thay đổi lớn. Năm 2022, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng hàng loạt nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu qua con đường chính ngạch, đến được với nhiều thị trường khó tính, nhiều nông sản của ta đã hiện hữu trên những sạp hàng, trong siêu thị cao cấp ở nhiều nước trên thế giới. Thành công đó góp phần quan trọng đưa kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản của Việt Nam năm 2022 đạt hơn 53,22 tỷ USD, đóng góp tích cực vào đà phát triển của kinh tế nước nhà sau đại dịch. Đó không chỉ là mồ hôi, công sức của người nông dân mà là của cả các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp bao tiêu, xuất khẩu nông sản, các tham tán thương mại. Những người không “chân lấm tay bùn” nhưng đã thực sự trăn trở, thực sự đau đáu bên luống cây cùng người nông dân, mới có được kết quả đó.
Quả thật, có những trái cây, có nhiều sản phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi để xuất khẩu được chính ngạch thì các cơ quan chức năng đã phải bền bỉ đàm phán, xúc tiến thương mại nhiều năm. Các địa phương, các trang trại, người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải thực sự trân trọng thành quả đó.

Việt Nam và thế giới đang rất chú trọng phát triển nền nông nghiệp với những tiêu chí mới: Xanh, hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp... Hiện nay, người dân ở nhiều nước trên thế giới và ngay ở Việt Nam ta, khi dùng các sản phẩm nông nghiệp thì tiêu chí ngon chưa đủ mà luôn khắt khe tiêu chí sạch, an toàn. Có những loại trái cây muốn xuất khẩu, muốn được cấp mã số vùng trồng; mã số cơ sở đóng gói phải bảo đảm hơn 100 tiêu chí. Năm 2022, nhiều địa phương, nhiều khu vực trồng cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng, được xuất khẩu chính ngạch, đó là những tín hiệu vui cho ngành nông nghiệp.

Để nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc cho nền kinh tế nước nhà, chúng ta cần phải nhạy cảm, nhạy bén hơn, thực hiện tốt hơn điều người xưa đã đúc kết “buôn có bạn, bán có phường”. Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, thực hiện tái cơ cấu, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng nông sản và định vị thương hiệu chứ không chạy theo số lượng. Cần quy hoạch vùng trồng, trồng và bán những sản phẩm thị trường cần chứ không phải trồng và bán sản phẩm gì mình có. Bên cạnh đó, phải giải quyết một loạt vấn đề về thông quan, tránh được nút thắt, điểm nghẽn. Có như vậy, chúng ta không còn hoảng trong vấn đề tìm đầu ra cho nông sản.

THÀNH TUYÊN

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Thêm một số trường được bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Hà Nội: Thêm một số trường được bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo về việc tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025 đối với một số cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

Khai trương Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Khai trương Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trong chuỗi các sự kiện chào mừng 75 năm ngày truyền thống, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai trương "Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh", khởi động tiến trình chuyển đổi số toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc đào tạo cán bộ theo định hướng Chính phủ số.

Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố 2 đối tượng có hành vi gây rối nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố 2 đối tượng có hành vi gây rối nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Ngày 20-9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Hường, Trần Văn Linh về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109, Bộ Luật Hình sự năm 2015. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn.

Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang): Bắt đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội
Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang): Bắt đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội

Sáng 20-9, Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ một đối tượng để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bệnh viện Quân y 5 thành lập Tổ công tác xã hội
Bệnh viện Quân y 5 thành lập Tổ công tác xã hội

Sáng 20-9, Bệnh viện Quân y 5 công bố quyết định và ra mắt Tổ Công tác xã hội trực thuộc Ban Tham mưu-Hành chính.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, từ ngày 21 đến 27-9, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó, thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez cùng Phu nhân.