• Click để copy

Đề xuất cải cách hệ thống ưu đãi đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Báo cáo rà soát đánh giá tổng thể về chính sách khuyến khích đầu tư tại Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị.

Tính cấp thiết của việc cải cách chính sách ưu đãi đầu tư

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh và phức tạp, môi trường kinh doanh quốc tế và đầu tư xuyên biên giới gặp nhiều thách thức, tình hình dòng vốn FDI toàn cầu biến động và có xu hướng suy giảm 4%, trong khi đó, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quyết liệt, nhiều nước đã có những động thái mạnh mẽ trong việc thu hút và duy trì vốn FDI; qua đó, tạo sức ép và động lực cần thiết để Việt Nam thực hiện cải cách chính sách ưu đãi đầu tư trong giai đoạn tới.

Nhiều nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan ban hành nhiều chính sách ưu đãi, trợ cấp về đất đai, điện, nước, vốn đầu tư và thuế,... nhằm đưa dòng vốn FDI quay trở về nước, thúc đẩy nền kinh tế "tự chủ chiến lược" hoặc phối hợp với các quốc gia để xây dựng "mạng lưới kinh tế thịnh vượng", tự chủ về chuỗi cung ứng.

Đối với các nước đang phát triển nổi lên như một lựa chọn có thể thay thế Trung Quốc với chi phí vận hành, sản xuất thấp và chuỗi cung ứng có sẵn (như Ấn Độ, các nước Đông Nam Á), cũng đang nỗ lực tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tăng cường hợp tác kinh tế với khu vực để tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI.

Đề xuất cải cách hệ thống ưu đãi đầu tư

Thuế tối thiểu toàn cầu ảnh hưởng lớn đến các chính sách ưu đãi thuế hiện hữu, đòi hỏi sự thay đổi nhanh chóng, kịp thời nhằm giữ vững vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư. Các quốc gia cũng đang có những toan tính và dự định riêng trong việc ban hành các chính sách để ứng phó với Thuế tối thiểu toàn cầu, qua đó, tạo nên một cuộc đua mới về các chính sách ưu đãi "hậu Thuế tối thiểu".

Đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam cân nhắc cải cách hệ thống ưu đãi đầu tư, đưa ra các chính sách ưu đãi đa dạng, linh hoạt, bắt kịp với thông lệ quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu tại Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/08/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; đồng thời, giữ chân các nhà đầu tư chiến lược và thu hút các doanh nghiệp vệ tinh, qua đó, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bao trùm và bền vững.

Đề xuất, kiến nghị để cải cách hệ thống ưu đãi đầu tư

Theo Ngân hàng thế giới, các quốc gia khi xem xét xây dựng chính sách đầu tư có thể xác định 04 loại hình đầu tư dựa trên động cơ của nhà đầu tư bao gồm: (i) Tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên; (ii) Tìm kiếm thị trường; (iii) Tìm kiếm tài sản chiến lược; và (iv) Tìm kiếm hiệu quả. Đồng thời, các nước cũng cân nhắc 03 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư bao gồm: an ninh và sự ổn định chính trị, ưu đãi đầu tư và khả năng dự báo chính sách.

Đối với trường hợp của Việt Nam là nước có thế mạnh về an ninh và sự ổn định chính trị, vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương và cung ứng, độ mở của nền kinh tế lớn với 15 FTAs có hiệu lực. Các đặc điểm này cho phép Việt Nam có thể theo đuổi các chính sách để thu hút nhóm Tập đoàn đa quốc gia quy mô lớn, có năng lực sản xuất và liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị toàn cầu.

7 khuyến nghị với Việt Nam về cải cách ưu đãi đầu tư

Theo đó, các khuyến nghị với Việt Nam về cải cách ưu đãi đầu tư như sau:

Thứ nhất, đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư đột phá, có trọng tâm, trọng điểm, mang tính sàng lọc để lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược, các dự án đầu tư có chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, R&D, bảo vệ môi trường...; danh mục ngành, nghề được áp dụng ưu đãi cũng phải có tính chọn lọc gắn với các lợi thế và định hướng ưu tiên chiến lược của quốc gia.

Thứ hai, nghiên cứu để đa dạng hóa chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng không phụ thuộc vào ưu đãi thuế theo thu nhập (miễn, giảm thuế như trước), mà cần kết hợp song song, vận dụng hợp lý cả ưu đãi theo thu nhập và ưu đãi theo chi phí như kinh nghiệm quốc tế để thu hút được những nhà đầu tư thế hệ mới, đi vào thực chất đầu tư làm gia tăng giá trị; đồng thời xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia với hệ thống ưu đãi đầu tư có chiều sâu, hấp dẫn, không "tụt hậu" với quốc tế.

Thứ ba, việc nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi thuế cần có sự tính toán đầy đủ các chi phí của việc áp dụng ưu đãi, trong đó cần thường xuyên xây dựng, công bố công khai các Báo cáo chi tiêu thuế và xem đây là một tài liệu bắt buộc trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách hàng năm cũng như các báo cáo ngân sách trung và dài hạn.

Thứ tư, việc thực thi chính sách ưu đãi về đất đai và hỗ trợ về đầu tư hạ tầng thiết yếu (điện, nước, giao thông) đặc biệt quan trọng trong việc tạo điều kiện để các nhà ĐTNN dễ dàng tiếp cận với các điều kiện cần thiết để khởi sự kinh doanh.

Thứ năm, trong ngắn hạn cần giải pháp cấp bách để giải quyết vấn đề ảnh hưởng Thuế tối thiểu toàn cầu, ngăn chặn nguy cơ dịch chuyển đầu tư ra khỏi Việt Nam của một số nhà đầu tư lớn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo đó, cần nghiên cứu thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư, tập trung vào nhóm công nghệ cao. Dựa trên kinh nghiệm rút ra sẽ tiếp tục thực hiện cải cách dài hạn, bổ sung nhóm lĩnh vực mới để hưởng cơ chế ưu đãi theo xu thế quốc tế, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, và tình hình thực tế của Việt Nam.

Thứ sáu, trong dài hạn sẽ thực hiện cải cách ưu đãi đầu tư toàn diện, phục vụ cho các nhóm đối tượng phù hợp theo hướng không bỏ hoàn toàn hình thức ưu đãi theo thu nhập nhưng sẽ có sự áp dụng song song, xen kẽ do các chính sách ưu đãi theo thu nhập vẫn đem lại tác dụng hỗ trợ rất hiệu quả cho nhóm các nhà đầu tư nhỏ và vừa, phổ cập được các dự án đầu tư vào địa bàn hoặc lĩnh vực con (sub-sector) cần khuyến khích.

Thứ bảy, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư là yêu cầu thường xuyên, liên tục, có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư nước ngoài, là yếu tố đảm bảo cho các chính sách được thực thi đúng và đầy đủ trên thực tế.

Bài liên quan

Tin mới

Đông Nam Bộ: Xuất hiện đợt triều cường mới ven biển
Đông Nam Bộ: Xuất hiện đợt triều cường mới ven biển

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 11-4 đến 17-4, khu vực ven biển Đông Nam Bộ có khả năng xuất hiện một đợt triều cường với mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu trong khoảng thời gian này có khả năng dưới 4m. Người dân cần đề phòng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, ven sông và vùng ngoài đê bao khu vực ven biển phía Đông Nam Bộ.

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1979/QĐ-UBND, ngày 10-4-2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2025.

Quy hoạch hạ tầng số để phát triển mạng di động 5G
Quy hoạch hạ tầng số để phát triển mạng di động 5G

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ký ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHCN, quy định chi tiết về quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71-76 GHz và 81-86 GHz (băng tần E). Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-5-2025.

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.

Unilever đầu tư nhà máy 800 triệu USD tại Mexico bất chấp chính sách thuế của Mỹ
Unilever đầu tư nhà máy 800 triệu USD tại Mexico bất chấp chính sách thuế của Mỹ

Tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 800 triệu USD tại bang Nuevo León, miền Bắc Mexico, trong đó đa số sản phẩm sẽ được xuất sang thị trường Mỹ và Canada, bất chấp những thách thức liên quan đến chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump.

Iran cảnh báo có thể trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc
Iran cảnh báo có thể trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc

Ngày 10-4, một cố vấn của nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei cảnh báo rằng Iran có thể trục xuất các thanh sát viên thuộc cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc khi "các mối đe dọa" gia tăng trước các cuộc đàm phán quan trọng với Mỹ.