Đề xuất cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Bộ Tài chính cho biết, hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Phát triển) là cấp tín dụng (dưới hình thức cho vay, bảo lãnh vay vốn) đối với các dự án đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ. Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng Phát triển tại thời điểm ngày 30-6-2023 là hơn 182.000 tỷ đồng (trong đó, dư nợ tín dụng đầu tư của Nhà nước đạt gần 43.000 tỷ đồng, với hơn 559 dự án vay vốn).
![]() |
Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng Phát triển tại thời điểm ngày 30-6-2023 là hơn 182.000 tỷ đồng. |
Hiện nay, số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Ngân hàng Phát triển đã trích lập được là 7.203 tỷ đồng, do chưa có căn cứ pháp lý về xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nên Ngân hàng Phát triển chưa đủ cơ sở sử dụng số dự phòng rủi ro này để xử lý nợ xấu, để từng bước hỗ trợ, lành mạnh hóa tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển.
Do đó, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Phát triển là cần thiết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ để Ngân hàng Phát triển xử lý các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động tín dụng, bảo đảm tương đồng đối với quy định hiện hành về xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Phạm vi điều chỉnh
Dự thảo Quyết định này quy định về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ vay mà Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng, gồm:
1. Khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
2. Khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại.
3. Khoản nợ vay khác của Ngân hàng Phát triển.
Nguyên tắc và điều kiện xử lý rủi ro tín dụng
Theo dự thảo, việc xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đầy đủ điều kiện, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển phải gắn trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển, khách hàng vay vốn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ vay.
Ngân hàng Phát triển sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro.
Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro tín dụng gồm: Khoản nợ vay của khách hàng là tổ chức bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật; Khoản nợ vay của khách hàng là cá nhân chết, mất tích; Khoản nợ vay của khách hàng được phân loại nhóm 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng tại Ngân hàng Phát triển; Khoản nợ vay của khách hàng đang được theo dõi ngoại bảng tại bảng cân đối kế toán hoặc đã xuất toán ra khỏi ngoại bảng.
Ngân hàng Phát triển phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng để xem xét xử lý rủi ro tín dụng theo quy định tại Quyết định này. Trách nhiệm của Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng là phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, bao gồm cả kết quả xử lý tài sản bảo đảm; quyết định hoặc phê duyệt việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm; thẩm định hồ sơ và trình Hội đồng quản trị quyết định việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống, phương thức bán nợ, giá khởi điểm đối với trường hợp bán nợ theo phương thức bán đấu giá hoặc giá để đàm phán bán nợ đối với trường hợp bán nợ theo phương thức thỏa thuận theo quy định.
Theo chinhphu.vn
Tin mới
Quý 1/2025: Ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 3.876 vụ vi phạm
Theo báo cáo của Cục Hải quan: Trong Quý I/2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa diễn biến rất phức tạp; các đối tượng gia tăng tần suất hoạt động để thu lời bất chính, gây bất ổn giá, chất lượng hàng hóa không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Lực lượng Quản lý thị trường xử lý 5.648 hành vi vi phạm, thu nộp ngân sách trên 90 tỷ đồng
Theo Bộ Công Thương: Trong quý 1 năm 2025, công tác phòng vệ thương mại và công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo vệ sản xuất trong nước. Theo đó, lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã chủ trì, phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm.
Lật xe khách lúc nửa đêm làm 1 người chết, 6 người bị thương
Sáng 8-4, Chủ tịch UBND xã Phước Thành (huyện Tuy Phước, Bình Định) xác nhận, khoảng 0 giờ ngày 8-4, xe khách lưu thông từ hướng Đắk Lắk khi qua Quốc lộ 19C (địa phận xã Phước Thành, huyện Tuy Phước) bất ngờ mất lái, lật xuống đường. Vụ tai nạn làm 1 người chết và 6 người bị thương.
Tỷ giá USD hôm nay (8-4): Đồng USD tiếp đà phục hồi nhẹ
Tỷ giá USD hôm nay (8-4): Rạng sáng 8-4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giữ nguyên, hiện ở mức 24.886 đồng.
Bản tin nông sản hôm nay (8-4): Giá hồ tiêu, cà phê đi ngang
Bản tin nông sản hôm nay ghi nhận thị trường hồ tiêu, cà phê không có biến động.
Giá vàng hôm nay (8-4): “Lao dốc”
Giá vàng hôm nay (8-4): Giá vàng thế giới giảm mạnh khi giới đầu tư chuyển sang các kênh trú ẩn an toàn khác trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng.