• Click để copy

Đề xuất "thanh tra đột xuất nhiều hơn thanh tra kế hoạch"

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, sáng 22-5, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), các đại biểu đề nghị quy định rõ hành vi cố ý không thanh tra và cần kiểm soát, tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm tra. Đáng chú ý, một số đại biểu Quốc hội đề xuất cần "thanh tra đột xuất nhiều hơn thanh tra kế hoạch".

Quy định rõ hành vi cố ý không thanh tra

Cho ý kiến về quy định liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đề nghị quy định rõ ràng hơn về hành vi cố ý không quyết định thanh tra để tránh lạm quyền.

Nêu ví dụ, cơ quan thanh tra nhận được thông tin tố giác rõ ràng nhưng không hành động trong thời gian nhất định, đại biểu Nguyễn Tạo cho rằng cần có cơ chế giám sát nội bộ, như yêu cầu thủ trưởng cơ quan thanh tra báo cáo định kỳ về trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng không quyết định thanh tra, để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng; đồng thời bổ sung quy định báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hoặc Thanh tra Chính phủ khi không có quy định thanh tra dù có dấu hiệu vi phạm, trừ trường hợp thuộc bí mật nhà nước, để tăng trách nhiệm giải trình.

"Cơ quan soạn thảo quy định rõ hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà trong hoạt động thanh tra, như yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra hoặc kéo dài thời hạn thanh tra không có lý do chính đáng; gây cản trở trong hoạt động của đối tượng được thanh tra... Cùng với đó là quy định việc tiếp nhận và xử lý tố cáo từ đối tượng thanh tra về hành vi hối lộ, sách nhiễu thông qua hệ thống số hóa, bảo đảm bảo mật thông tin cho người tố cáo", đại biểu Nguyễn Tạo nêu.

Đề xuất "thanh tra đột xuất nhiều hơn thanh tra kế hoạch"
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Liên quan đến quy định bảo vệ người tiến hành thanh tra trước các hành vi can thiệp, đại biểu đề xuất quy định cụ thể hành vi can thiệp trái pháp luật, tác động làm sai lệch hồ sơ, như gây áp lực, đe dọa, mua chuộc hoặc cung cấp thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến kết luận thanh tra; đồng thời bổ sung quy định bảo vệ người tiến hành thanh tra, như bảo mật thông tin cá nhân, hỗ trợ pháp lý khi bị can thiệp trái pháp luật...

Đối với quy định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, đại biểu Nguyễn Tạo cho rằng cần bổ sung chế tài xử lý khi cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quyết định thanh tra có hành vi không cung cấp, trì hoãn hoặc cung cấp sai thông tin tình hình dẫn đến tình trạng né tránh, làm chậm quá trình thanh tra.

 Cần cơ chế điều phối cụ thể giữa thanh tra và kiểm tra

Đồng tình với việc thống nhất khái niệm “thanh tra”, không phân biệt giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho rằng, đây là tiếp cận phù hợp với thực tiễn, vì nhiều cuộc thanh tra hiện nay mang tính kết hợp, rất khó phân định rạch ròi. Việc sắp xếp lại hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng thống nhất cũng đã góp phần khắc phục bất cập này. Sau khi tinh gọn bộ máy, chức năng thanh tra chuyên ngành vẫn tiếp tục được duy trì để bảo đảm tính đầy đủ, hiệu quả trong quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Thị Nhị Hà, dự thảo Luật chưa thể hiện rõ việc kế thừa và tiếp nhận chức năng thanh tra chuyên ngành ở những nơi không còn tổ chức thanh tra chuyên ngành. Điều này dễ gây hiểu nhầm rằng chức năng này đã bị bãi bỏ. Do đó, đại biểu đề nghị sửa quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của bộ không có thanh tra bộ; nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của sở không có thanh tra sở.

Bên cạnh đó, theo Luật Thanh tra hiện hành và mô hình tổ chức trước sắp xếp, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thường có bộ phận thanh tra chuyên ngành thực hiện cả thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư. Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng, trong thực tiễn, hai hoạt động này thường được triển khai song song. Tuy nhiên, theo dự thảo Luật và hệ thống thanh tra sau sắp xếp, hai hoạt động này đã được tách bạch: Thanh tra là hoạt động do cơ quan thanh tra chuyên trách thực hiện; kiểm tra là chức năng của thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong phạm vi quản lý.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng, dự thảo Luật chỉ đề cập nguyên tắc tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán, chưa có quy định kiểm soát chồng chéo giữa thanh tra và kiểm tra. "Trong khi đây là vấn đề phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Tình trạng lặp lại các cuộc thanh tra, kiểm tra không chỉ gây tốn kém chi phí mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư", đại biểu nêu.

Trích dẫn Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, nêu rõ việc chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, kéo dài, không cần thiết; bảo đảm nguyên tắc chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra mỗi năm một lần đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp có vi phạm rõ ràng, đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng, nếu không có cơ chế điều phối cụ thể giữa thanh tra và kiểm tra, sẽ rất khó thực hiện hiệu quả chỉ đạo này.

Đại biểu kiến nghị bổ sung khái niệm “kiểm tra” để làm rõ tính chất, chủ thể, hệ quả pháp lý và trách nhiệm tổ chức thực hiện; đồng thời bổ sung nguyên tắc phối hợp, tránh chồng chéo giữa kiểm tra và thanh tra; giao Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh giữ vai trò đầu mối điều phối kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý.

 Đề xuất thanh tra đột xuất nhiều hơn thanh tra kế hoạch

Cho rằng điểm mới của dự thảo là xây dựng hệ thống thanh tra hai cấp là Chính phủ và tỉnh, thành phố, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, dự thảo Luật đã đưa ra nhiều quy định về kiểm tra chuyên ngành, trách nhiệm của thủ trưởng trong việc tổ chức kiểm tra chuyên ngành.

Tuy nhiên, bày tỏ lo ngại liên quan đến thanh tra chuyên ngành, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan mong muốn, khi xây dựng nghị định và thông tư, sẽ có đầu tư thích đáng cho các quy định kiểm tra chuyên ngành đúng quy định.

Đại biểu cũng băn khoăn, dự thảo Luật chủ yếu tập trung vào xây dựng luật với phòng, chống lạm quyền, tiêu cực của thanh tra, trong khi quyền hạn, sức mạnh làm cho thanh tra hiệu quả hơn thì chưa có biện pháp.

"Trong xây dựng luật, thanh tra bị "trói tay, trói chân" rất nhiều. Đơn cử, tại sao không có quy định thoáng hơn để thanh tra đột xuất nhiều hơn thanh tra kế hoạch", đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu.

Lý giải về đề xuất này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, thanh tra kế hoạch hầu như không có hiệu quả, khi mà danh sách đó phải công khai, thống nhất từ đầu năm và phải có sự phê duyệt của cấp trên; sau đó, trước khi đi thanh tra, phải có thông báo cho đơn vị được thanh tra.

"Điều này rõ ràng hạn chế nhiều yếu tố bất ngờ. Kinh nghiệm cho thấy, trước vấn đề sữa giả, thực phẩm chức năng giả hiện nay, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mở đợt cao điểm, thì lực lượng thanh tra đi đến đâu là hàng hóa giấu hết. Rất khó bắt quả tang khi làm việc có kế hoạch, rầm rộ thông tin, làm cho thanh tra chuyên ngành kém hiệu quả. Sau khi bị lập biên bản vi phạm, xử lý vi phạm hành chính, các đơn vị, cá nhân sai phạm không tuân thủ, không nộp phạt, dẹp đơn vị và đi mở cơ sở mới. Hiện, chưa có chế tài nào cho những vấn đề này", đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu thực tế.

TTXVN

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).