Đề xuất xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin an ninh mạng
Chiều 16-7, trong khuôn khổ Hội thảo An ninh dữ liệu trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức, Ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế đã đề xuất xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin an ninh mạng.
Mục tiêu của nền tảng là kết nối, chia sẻ thông tin, giúp chủ động ứng phó sự cố, theo dõi các công cụ, kỹ thuật tấn công mới của tội phạm mạng, cảnh báo sớm về các hiểm họa, hỗ trợ ra quyết định chiến lược, tăng cường các biện pháp bảo vệ. Giải pháp sẽ đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống an ninh mạng, giúp các tổ chức bảo vệ tài sản số và duy trì an toàn, an ninh dữ liệu.
Theo tổng hợp của Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC), chỉ trong vòng nửa năm, có hơn 17.000 lỗ hổng bảo mật được phát hiện. Ngoài ra, sự gia tăng chung về các lỗ hổng bị khai thác đã biết trong thập kỷ qua mang đến bối cảnh đáng lo ngại; số lượng các cuộc tấn công trên toàn thế giới đã tăng gấp 1,3 lần so với cùng kỳ 2023. Đặc biệt, tỷ lệ các cuộc tấn công liên quan đến ransomware đã tăng 50% so với năm 2023 (theo Trend Micro), trong đó Việt Nam đang là một trong 10 quốc gia bị tấn công ransomware nhiều nhất thế giới (Sangfor).
![]() |
Quang cảnh Hội thảo An ninh dữ liệu trên không gian mạng. Ảnh: Minh Sơn |
Các chuyên gia của Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia cho rằng để đối phó với tội phạm mạng, chiến lược an ninh mạng hiện đại cần xây dựng dựa trên 3 trụ cột chính gồm: Phòng thủ chủ động, phát hiện sớm tấn công và phục hồi nhanh. Thực hiện hiệu quả chiến lược này đòi hỏi các tổ chức phải có thông tin kịp thời, chi tiết và chính xác về các mối đe dọa mạng.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia: "Chia sẻ thông tin là cách tốt nhất giúp các thành viên của Hiệp hội có được bức tranh toàn cảnh, cập nhật các thông tin tình báo an ninh mạng mới nhất. Từ đó giúp các tổ chức nhận diện nguy cơ mới, chủ động tăng cường, đảm bảo an ninh".
Theo đề xuất, Hiệp hội sẽ chủ trì xây dựng nền tảng, kết nối, tiếp nhận dữ liệu được chia sẻ từ Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước cũng như kết nối với các công ty an ninh mạng Việt Nam, các tổ chức an ninh mạng thế giới và cả các chuyên gia an ninh mạng độc lập. Nền tảng được làm giàu dữ liệu từ các nguồn mở OSINT (Open Source Intelligence) hay các nguồn tình báo từ Dark Web (các hệ thống không công khai).
Nền tảng có thể chia sẻ các dấu hiệu tấn công mới nhất được thu thập qua các vụ việc đã điều tra, như thông tin nhận diện mã độc, địa chỉ máy chủ điều khiển (C&C), đặc điểm mạng hay bộ nhớ của máy chủ nếu bị tấn công. Thông tin này giúp quản trị nhanh chóng triển khai các quy tắc an ninh mạng (rule) để phát hiện, ngăn chặn tấn công trên toàn hệ thống, đồng thời rà soát, làm sạch máy chủ, máy trạm qua đó phát hiện đã bị xâm nhập hay chưa.
Thông tin chi tiết về nền tảng sẽ được cập nhật trên website chính thức của Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia tại địa chỉ https://nca.org.vn.
VĂN PHONG
Tin mới
VNPT đảm bảo vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp từ 1-7-2025
Ngày 30-6, các địa phương trên cả nước đã đồng loạt công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Tập đoàn VNPT là đơn vị chủ lực, đi đầu trong công nghệ thông tin và viễn thông của cả nước, đặc biệt có vai trò quan trọng vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia (Cổng CVCQG).
Cà Mau tổ chức Lễ công bố các quyết định, nghị quyết quan trọng sau hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu
Sáng 30-6, tại Cà Mau, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự và chỉ đạo Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; công bố nhân sự chủ chốt của tỉnh Cà Mau mới sau khi hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu; và kết thúc hoạt động của một số đơn vị hành chính cấp huyện.
Thời khắc lịch sử của đất nước - khi chính quyền tinh gọn, quốc phòng vững mạnh, nhân dân vững niềm tin
Ngày 1-7-2025 - một thời điểm lặng lẽ trên lịch vạn sự, nhưng lại là thời khắc chuyển mình trọng đại của bộ máy hành chính quốc gia. Cả nước đồng loạt triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp - cấp tỉnh và cấp xã, thay thế cho mô hình ba cấp tồn tại hàng thập niên. Song hành với đó là việc sắp xếp, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện, tinh gọn từ 63 tỉnh, thành xuống còn 34, và bỏ cấp huyện, tổ chức lại cấp xã theo đơn vị hành chính mới.
Công bố nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh An Giang
Sáng 30-6, tại tỉnh An Giang mới, lễ công bố thành lập tỉnh An Giang trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Kiên Giang và An Giang đã được tổ chức trọng thể.
Điện Biên: Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và tỉnh về sắp xếp đơn vị hành chính
Ngày 30-6, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và tỉnh Điện Biên về sắp xếp đơn vị hành chính, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, các chức danh lãnh đạo của HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam các xã, phường trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết dự, chỉ đạo Lễ công bố nghị quyết, quyết định về sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh Tuyên Quang
Sáng 30-6, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam dự và chỉ đạo Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang, xã, phường.