• Click để copy

Điểm mạnh của Việt Nam thu hút vốn FDI từ hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ

Có hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn FDI vào Việt Nam. Đầu tư của một số đối tác lớn như: Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng lên hàng năm. FDI có khuynh hướng tập trung vào ngành nghề hàm lượng chất xám cao: Công nghiệp phần mềm, điện tử tin học, dược phẩm, cơ khí. Từ năm 2015-2021, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đã tăng 1,32 lần, lọt Top 3 quốc gia thu hút vốn đầu tư nhiều nhất Đông Nam Á.

Cụ thể, giai đoạn 2015-2021, Việt Nam liên tục giữ vững vị trí thứ 3/10 trong bảng xếp hạng quốc gia thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Năm 2015, Singapore là nước thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất khu vực Đông Nam Á, đạt 69,77 tỷ USD. Sau Singapore, Indonesia thu hút dòng vốn FDI xếp thứ hai trong khu vực, đạt 19,78 tỷ USD. Việt Nam xếp thứ ba với thu hút dòng vốn FDI đạt khoảng 11,8 tỷ USD.

Malaysia, Thái Lan và Philippines xếp vị trí thứ ba, tư và năm trong bảng xếp hạng quốc gia thu hút dòng vốn đầu tư FDI nhiều nhất ASEAN năm 2015. Cụ thể, dòng vốn FDI chảy vào Malaysia, Thái Lan và Philippines đạt lần lượt là 9,86 tỷ USD; 8,93 tỷ USD và 5,64 tỷ USD.

Đến năm 2021, Singapore vẫn là nước thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất khu vực Đông Nam Á, đạt 99,1 tỷ USD. Indonesia và Việt Nam xếp thứ hai và thứ ba với thu hút dòng vốn FDI đạt lần lượt là 20,1 tỷ USD và 15,66 tỷ USD.

Malaysia, Thái Lan và Philippines xếp vị trí thứ ba, tư và năm trong bảng xếp hạng quốc gia thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Đông Nam Á năm 2021. Dòng vốn FDI chảy vào Malaysia, Thái Lan và Philippines đạt lần lượt là 11,62 tỷ USD; 11,42 tỷ USD và 10,52 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2015-2021, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đã tăng từ 11,8 tỷ USD lên tới 15,66 tỷ USD.

Qua đó, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đã tăng 1,32 lần sau 7 năm. Một số quốc gia có mức tăng cao hơn Việt Nam như: Campuchia (gấp 1,92 lần), Philippines (gấp 1,86 lần) và Sinagapore (gấp 1,42 lần),

Bên cạnh đó, một số quốc gia có sự cải thiện chậm hơn Việt Nam như: Thái Lan (gấp 1,28 lần), Brunei (gấp 1,23 lần), Malaysia (gấp 1,18 lần) và Indonesia (gấp 1,02 lần).

Tính đến nay, hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Đáng chú ý, đầu tư của một số đối tác lớn như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng lên hàng năm. Làn sóng FDI có khuynh hướng tập trung vào các ngành nghề hàm lượng chất xám cao như công nghiệp phần mềm, điện tử tin học, dược phẩm, cơ khí.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có một số điểm mạnh trong thu hút FDI điển hình như: Tình hình an ninh, chính trị ổn định; vị trí địa lý thuận lợi lực lượng lao động dồi dào, thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hoàn thiện gắn với hội nhập.

Do đó, Việt Nam không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi.

Thạch Thảo (t/h)

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.