• Click để copy

Điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2024: Quy định rõ thế nào là đất trồng lúa

So với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 có bổ sung nhiều nội dung quan trọng về đất trồng lúa. Trong đó, Luật Đất đai 2024 đã quy định rõ thế nào là đất trồng lúa.

Cụ thể, khoản 1, Điều 182 Luật Đất đai 2024 quy định rõ: "Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 2 vụ lúa trở lên". Như vậy, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa (đất trồng từ 2 vụ lúa trở lên) và đất trồng lúa còn lại (đất trồng 1 vụ lúa).

Trước đây, quy định thế nào là đất trồng lúa không được nêu rõ trong luật, mà được quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13-4-2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Theo quy định tại nghị định này, đất trồng lúa là đất có điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng từ 2 vụ lúa nước trở lên trong năm) và đất trồng lúa khác. Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại (trồng được 1 vụ lúa nước trong năm) và đất trồng lúa nương.

Điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2024: Quy định rõ thế nào là đất trồng lúa
Điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2024: Quy định rõ thế nào là đất trồng lúa. Ảnh minh họa: Thuvienphapluat.vn

Luật Đất đai 2024 quy định rõ thế nào là đất trồng lúa một mặt để thể chế hóa những quy định trong văn bản dưới luật nhưng đã đủ rõ, đủ "chín", thực tiễn áp dụng không phát sinh vướng mắc. Đây là giải pháp hạn chế tình trạng luật khung, luật ống. Mặt khác, đất trồng lúa đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, nên được Nhà nước bảo vệ rất nghiêm ngặt. Muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa phải tuân theo quy trình rất chặt chẽ và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Quy định rõ thế nào là đất trồng lúa là cách để hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, bảo vệ diện tích đất trồng lúa.

Về trách nhiệm của Nhà nước, Luật Đất đai 2024 kế thừa quy định của Luật Đất đai 2013, nhưng có sự thay đổi về vị trí. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học-công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao được đưa lên hàng đầu cho thấy sự ưu tiên trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả trồng lúa. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trước đây được đưa lên hàng đầu, nay được đưa xuống dưới. Điều này là hợp lý, bởi khi năng suất trồng lúa được nâng lên thì với diện tích trồng lúa ít hơn, chúng ta vẫn bảo đảm được an ninh lương thực và các mục tiêu dài hạn khác. Điều đó giúp giảm áp lực bảo vệ đất trồng lúa, nhất là với đất trồng lúa thuộc diện bạc màu, chỉ trồng được 1 vụ mỗi năm có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

CHIẾN THẮNG

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.

Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.

Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”

Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: