• Click để copy

“Điểm ngắm” Syria

Sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Syria đang trở thành “điểm ngắm” đối với các quốc gia trong khu vực có tham vọng nắm giữ vai trò ảnh hưởng tại nước này, trong đó nổi lên hai cái tên là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Tờ Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sẽ dẫn đầu phái đoàn gồm nhiều bộ trưởng thăm Syria, thể hiện sự sốt sắng của quốc gia này đối với nước láng giềng vừa trải qua cơn chính biến. Đáng chú ý, trong phái đoàn sẽ bao gồm các bộ trưởng phụ trách kinh tế và đầu tư. Trước đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan và người đứng đầu cơ quan tình báo Ibrahim Kalin đã tới thăm Damascus.

Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã gây được những ảnh hưởng đáng kể ở Syria cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự từ rất lâu trước khi chế độ Tổng thống al-Assad sụp đổ, thông qua việc hậu thuẫn các nhóm nổi dậy phản đối chính quyền của ông. Ankara muốn một chính phủ ở Syria phù hợp hơn với tầm nhìn và chính sách khu vực của mình, đặc biệt là những chính sách kiềm chế các nhóm người Kurd ở Đông Bắc Syria-nhóm luôn bị coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Erdogan mới đây đã đe dọa sẽ “chôn vùi” các chiến binh người Kurd ở Syria nếu họ từ chối hạ vũ khí.

“Điểm ngắm” Syria
Ông Abdulkadir Uraloglu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước này sẽ ký thỏa thuận với Syria để thiết lập Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Ảnh: AP 

Theo Eurasiareview, bà Daria Isachenko, chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Các vấn đề quốc tế và An ninh Đức, cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ có 3 mối quan tâm cốt lõi ở Syria: Chống lại các nhóm người Kurd, tạo điều kiện cho người tị nạn Syria trở về Syria và ngăn chặn dòng người tị nạn tiếp tục đổ vào Thổ Nhĩ Kỳ. Sự sụp đổ của chế độ ông al-Assad đã ngăn chặn dòng người tị nạn đổ vào Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng hai mối quan ngại đầu tiên vẫn còn. Chuyên gia Isachenko cho biết thêm, sự hiện diện mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria có thể dẫn đến các thỏa thuận quan trọng trong tương lai mà Ankara mong muốn, chẳng hạn như hiệp định hàng hải tương tự với Libya, giúp củng cố vị thế của Ankara tại khu vực Địa Trung Hải. 

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang thúc đẩy ký thỏa thuận phân định hải giới với Syria sau khi một chính phủ thường trực được thành lập tại Damascus. Thỏa thuận phân định ranh giới trên biển sẽ cho phép hai quốc gia xác định thẩm quyền khai thác dầu mỏ và hydrocarbon. Theo hãng truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ TGRT, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ Abdulkadir Uraloglu cũng tuyên bố nước này sẽ ký thỏa thuận với Syria để thiết lập Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Các động thái này xuất hiện sau khi Tổng thống Erdogan khẳng định Ankara sẽ cải thiện quan hệ với Syria, trong đó có các lĩnh vực thương mại, năng lượng và quốc phòng.

Về phần Iran, các chuyên gia cho biết, việc Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng có vị thế ở Syria là điều nằm ngoài mong muốn của Tehran, bởi điều này sẽ gây bất lợi cho Quốc gia Hồi giáo. Với việc các phe phái đối lập, bao gồm những nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, chiếm ưu thế trên chính trường Syria hiện nay, Ankara đang nổi lên như thế lực nước ngoài hàng đầu ở Syria, làm suy giảm đáng kể vị thế của Iran.

Chế độ của ông al-Assad bị lật đổ đồng nghĩa với việc Iran mất đi đồng minh thân cận nhất trong khu vực. Vì vậy, dễ hiểu tại sao sau cơn chính biến ở Syria, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể tránh khỏi cuộc đua tranh giành ảnh hưởng ở quốc gia này, cho dù hai nước đối thủ vẫn chung nhau những lợi ích chiến lược ở khu vực, bao gồm ứng phó với Israel. 

Cục diện hiện nay cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang hiện diện ngày càng rõ rệt tại Syria và làm thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực trong khu vực. Một trong những động thái đáng chú ý cho thấy vai trò của Ankara ở Syria đó là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp liên tục với Ankara trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria. Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước cũng đã thảo luận qua điện đàm về tầm quan trọng của việc tạo điều kiện để Syria được an toàn và ổn định hơn.

Syria giờ đây không chỉ là chiến trường giữa các phe phái trong nước mà còn là nơi kiểm tra sức mạnh của các cường quốc khu vực, với việc Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời chiếm ưu thế và đang cho thấy vai trò ảnh hưởng gia tăng tại Syria.

MAI NGUYÊN

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.