Điểm sáng của kinh tế Trung Quốc nửa đầu năm 2023
Thời gian qua, mặc dù đứng trước những khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước, nhưng một số lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc như: Phương tiện sử dụng năng lượng mới (NEV), pin quang điện và pin lithium-ion đã có sự phát triển bùng nổ với tăng trưởng đầu tư và xuất khẩu ở mức hai con số. Đây là kiểu tăng trưởng xanh, đang dần trở thành động lực góp phần thúc đẩy phát triển chất lượng cao và giúp gia tăng xuất khẩu của nền kinh tế nước này.
Theo Tân hoa xã, kinh tế Trung Quốc nhìn chung tiếp tục có sự phục hồi tích cực, phát triển chất lượng cao tiến triển vững chắc. Theo đó, "ba sản phẩm mới", gồm phương tiện sử dụng năng lượng mới (NEV), pin quang điện và pin lithium-ion, lần đầu tiên tăng 61,6% so với cùng kỳ năm ngoái, góp phần giúp xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng 1,8 điểm phần trăm. Đằng sau những con số này là chất lượng và hiệu quả của hoạt động ngoại thương được nâng cao, tích lũy ngành nghề và động lực mạnh mẽ của "sản xuất thông minh".
Trong lĩnh vực sản xuất phương tiện sử dụng năng lượng mới, đầu tháng 7 vừa qua chiếc xe năng lượng mới thứ 20 triệu của Trung Quốc đã lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp tại Quảng Châu. Như vậy, từ chiếc ô tô đầu tiên đến chiếc thứ 10 triệu mất 27 năm, nhưng Trung Quốc chỉ mất 17 tháng để nâng con số này lên 20 triệu. Theo tính toán, cứ mỗi phút lại có 5 chiếc xe sử dụng năng lượng mới được lắp ráp hoàn thiện tại đồng bằng sông Dương Tử. Hơn một nửa số phương tiện sử dụng năng lượng mới trên thế giới được vận hành ở Trung Quốc.
Pin lithium-ion được sản xuất tại nhà máy ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh: Getty Images |
Theo trang thông tin Axios của Mỹ, nhờ chính sách hỗ trợ, cạnh tranh lành mạnh và thị trường tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận các công nghệ mới nổi, ngành công nghiệp xe sử dụng năng lượng mới của Trung Quốc đã có sự phát triển nhanh chóng và thực hiện chuyển đổi mang tính cạnh tranh cao chỉ trong vài năm.
Phát triển xanh cũng là một điểm nhấn khác của nền kinh tế Trung Quốc trong nửa đầu năm nay. Theo đó, Trung Quốc hiện sở hữu hệ thống sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới với công suất lắp đặt thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và sản xuất điện sinh khối đứng đầu thế giới. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc (NEA), tính đến cuối tháng 6-2023, công suất lắp đặt năng lượng tái tạo ở nước này đã vượt 1,3 tỷ KW, lần đầu tiên vượt công suất lắp đặt điện than. Đáng chú ý, công suất lắp đặt điện gió và điện quang trên toàn Trung Quốc đều đứng đầu thế giới, lần lượt ở mức 389 triệu KW và 470 triệu KW.
Phát biểu tại một cuộc họp báo do Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức, Bộ trưởng Bộ Sinh thái Môi trường nước này Hoàng Nhuận Thu cho biết, tiến bộ công nghệ và ứng dụng năng lượng tái tạo trên quy mô lớn ở Trung Quốc đã giúp giảm đáng kể chi phí năng lượng tái tạo, đồng thời góp phần cho sự phát triển xanh và ít carbon tại nước này. Nhờ đó, chỉ số chất lượng không khí, chất lượng nước được đánh giá ở mức tích cực, mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc, kinh tế nước này nhìn chung tiếp tục có sự phục hồi tích cực, phát triển chất lượng cao vững chắc. Điều này đạt được trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài suy yếu, tác động bất lợi từ những thay đổi của môi trường quốc tế, những mâu thuẫn đan xen mang tính cơ cấu, chu kỳ trong nước và rủi ro ở một số lĩnh vực đang dần lộ diện. Mức tăng trưởng 5,5% phản ánh tác động tích cực của những ưu thế nội tại. Nền kinh tế Trung Quốc đứng trước nhiều thuận lợi về thể chế, nhu cầu của một thị trường có quy mô lớn, nguồn cung từ hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh, nguồn lao động và doanh nhân chất lượng cao.
THANH SƠN
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.