Điện Biên khắc phục khó khăn, dạy tốt, học tốt
Là tỉnh miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, công tác giáo dục và đào tạo ở tỉnh Điện Biên những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tế địa bàn, công tác giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.
Giải bài toán thiếu giáo viên chuyên biệt
Điện Biên có địa bàn rộng, địa hình phức tạp; dân cư phân bố không tập trung, một số trường mầm non, tiểu học có nhiều điểm trường; điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học mặc dù đã được quan tâm đầu tư, song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô và yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đặc biệt, tỉnh thiếu nguồn tuyển giáo viên tiểu học, giáo viên ở một số môn chuyên biệt (Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật), do đó giáo viên thường xuyên phải làm việc cường độ cao; việc bố trí, sắp xếp cho viên chức đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn gặp nhiều trở ngại. Cùng với đó, tình trạng biến động về đội ngũ giáo viên do thuyên chuyển công tác, thôi việc có xu hướng tăng; nhiều chế độ chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo còn bất cập.
![]() |
Cô và trò Trường mầm non Mường Lói, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Ảnh: THÀNH ĐẠT |
Để khắc phục những khó khăn nêu trên, theo thầy giáo Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Điện Biên, Sở GD&ĐT đã chủ động tham mưu cho tỉnh điều chỉnh chỉ tiêu huy động dân số trong độ tuổi đến trường phù hợp với các quy định hiện hành; phân luồng học sinh sau THCS theo hướng tuyển khoảng 70% số học sinh tốt nghiệp THCS lên THPT; khoảng 30% học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề. Nhất là tiếp tục tham mưu xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ sinh viên, giáo viên của tỉnh Điện Biên tham gia đào tạo các ngành sư phạm, nhằm khuyến khích, thu hút học sinh, giáo viên theo học các ngành sư phạm, đáp ứng nhu cầu nguồn tuyển giáo viên.
![]() |
Hoạt động trải nghiệm của học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Điện Biên. Ảnh: NHƯ HẠNH |
Ngoài ra, Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên cũng tích cực thực hiện các giải pháp về rà soát sắp xếp quy mô trường, lớp nhằm tiết kiệm biên chế, như: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện bố trí, sắp xếp tăng số học sinh/lớp, giảm số lớp ở cấp học phổ thông, giảm nhu cầu tăng thêm biên chế... Đồng thời sắp xếp, bố trí hợp lý, khoa học đội ngũ giáo viên tại các cơ sở giáo dục, bảo đảm yêu cầu dạy đủ các môn học. Ngoài ra, thực hiện kịp thời công tác điều chuyển, biệt phái giáo viên từ nơi đủ, nơi thiếu ít, đến nơi thiếu nhiều. Thực hiện phương án bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp đối với những loại hình giáo viên chuyên biệt thiếu nguồn tuyển.
Với những cách làm sáng tạo nêu trên, trong những năm gần đây, mạng lưới trường, lớp học ở Điện Biên được tổ chức sắp xếp bảo đảm khoa học, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phù hợp đặc điểm của địa phương và của ngành.
Trao đổi với thầy giáo Lê Quang Vinh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên, chúng tôi được biết, những năm gần đây, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) được tỉnh đặc biệt quan tâm, xây dựng. Hiện toàn tỉnh Điện Biên có có 482 trường học/200.000 học sinh, sinh viên và học viên. Từ năm 2009, Điện Biên là tỉnh đầu tiên trong cả nước tổ chức nâng cấp, nâng quy mô các trường PTDTNT cấp huyện từ THCS lên THPT và từ 200 học sinh/trường lên 300 học sinh/trường. Điện Biên cũng là tỉnh đầu tiên tổ chức mô hình bán trú dân nuôi (tiền thân của hệ thống các trường PTDTBT, phổ thông có học sinh bán trú ngày nay). Đồng thời là một trong số ít tỉnh có Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập; tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi đến trường ở tất cả các cấp học, bậc học đạt cao, nhất là tỷ lệ dân số trong độ tuổi đến trường ở cấp học mầm non...
Đột phá nâng cao chất lượng dạy và học
Theo báo cáo tổng kết năm học 2023-2024, ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên đã có nhiều điểm mới, sáng tạo trong quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học và tổ chức hoạt động giáo dục. Qua đó, đạt được nhiều kết quả tích cực trong triển khai công tác giáo dục.
Cụ thể, ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục mũi nhọn. Năm 2023, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT ở Điện Biên cao nhất từ trước đến nay (99,51%); số lượng học sinh đoạt giải và chất lượng giải học sinh giỏi các môn văn hóa cấp quốc gia cao nhất từ trước đến nay (26 giải với 3 giải nhì, đặc biệt lần đầu tiên tỉnh Điện Biên có giải nhì môn toán, 3 năm liền có giải môn Tiếng Anh). Điện Biên được các vụ, cục của Bộ GD&ĐT đánh giá là một trong những tỉnh đi đầu trong Đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông.
![]() |
100% số đơn vị cấp huyện ở Điện Biên đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. |
Được biết, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học của tỉnh hiện có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao; luôn tâm huyết với ngành, với nghề, yên tâm công tác; quyết tâm bám trường, bám lớp; hết lòng vì học sinh thân yêu. Toàn ngành có 15.746 cán bộ, viên chức, trong đó cán bộ quản lý giáo dục trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên chiếm 94%. Tỷ lệ đảng viên chiếm 60,2%; không có cơ sở giáo dục trắng đảng viên.
Tỷ lệ huy động trẻ các độ tuổi ra lớp đạt và vượt kế hoạch UBND tỉnh giao. 129 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2, chuẩn PCGD THCS mức độ 2, chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Toàn tỉnh có 128/129 xã đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3; 111 xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.
Trao đổi với chúng tôi, thầy giáo Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên, cho biết, năm học 2024-2025, ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ năm học với chủ đề: “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng GD&ĐT”. Theo đó, toàn ngành tập trung huy động tối đa dân số trong độ tuổi đến trường; quan tâm đẩy mạnh phát triển giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật và giáo dục dân tộc; duy trì 100% số đơn vị cấp xã; 100% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi, PCGD tiểu học mức độ 3; PCGD THCS mức độ 3; xóa mù chữ mức độ 2. Tiến tới PCGD mầm non cho trẻ em 3,4 tuổi. Nâng cao chất lượng các trường đạt chuẩn quốc gia, đạt kiểm định chất lượng giáo dục. Đặc biệt, ngành GD&ĐT tỉnh phấn đấu 100% phòng học, phòng ở nội trú, phòng hỗ trợ học tập, nhà đa năng, phòng quản trị hành chính được xây dựng kiên cố hóa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ các hoạt động giáo dục.
Bài và ảnh: NGUYỄN HỒNG SÁNG
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.