Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023: Hỗ trợ phát triển và hòa nhập với báo chí thế giới
Ngày 24/02, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023. Mục đích của Diễn đàn là nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam hòa nhập với báo chí thế giới và tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí với các nền tảng xuyên biên giới.
Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với UBND tỉnh Bình Định, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức.
Tham dự Diễn đàn có các ông: Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT; Trần Thanh Lâm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phạm Anh Tuấn, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; Nguyễn Đức Lợi. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; cùng trên 110 đại biểu là đaị diện lãnh đạo, phóng viên, biên tạp viên các cơ quan truyền thông, báo chí Trung ương, địa phương…
Quang cảnh Diễn đàn Kinh tế báo chí 2023. (Ảnh: Viết Hiền)
Theo Ban Tổ chức, Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 là một trong chuỗi hoạt động của dự án Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024, với mục tiêu hỗ trợ cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới, góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường và vươn cao hơn nữa; đồng thời tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí với các nền tảng xuyên biên giới.
Theo đó, mục đích của Diễn đà là nhằm trao đổi, đánh giá về thực trạng kinh tế báo chí, nguồn thu, hoạt động kinh tế trong các cơ quan báo chí hiện nay; chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan báo chí trong việc thực thi chính sách liên quan tới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ; chia sẻ một số mô hình kinh tế báo chí và gợi mở cho hoạt động kinh tế báo chí ở nước ta; từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm giúp phát triển kinh tế báo chí tại Việt Nam…
Theo Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, qua khảo sát, nắm bắt số liệu của 159 cơ quan báo chí in và điện tử (81 báo, 78 tạp chí), trong 02 năm Đại dịch Covid-19, tổng doanh thu đều giảm, trong đó, tổng doanh thu khối báo trong năm 2021 giảm 30,6% so với năm 2020 (năm 2020 là 2.855 tỷ đồng, năm 2021 là 1.952 tỷ đồng); tổng doanh thu khối tạp chí từ 307 tỷ đồng năm 2019 giảm còn 259 tỷ đồng trong năm 2020 và năm 2021 tiếp tục giảm mạnh xuống chỉ còn 170 tỷ đồng. Doanh thu Đài phát thanh, truyền hình năm 2021 cũng giảm 10% so với năm 2020.
Thống kê từ tháng 04 đến tháng 09/2021, theo SimilarWeb, lượng truy cập của các tờ báo điện tử Việt Nam giảm trung bình 11%, trong đó Báo điện tử VnExpress và Báo điện tử Tuổi trẻ giảm 12%, Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến và Báo điện tử Dân trí cùng ở mức giảm 11,79%... Thống kê đến tháng 07/2022, sau dịch ovid-19, lượng truy cập vào các báo điện tử đã có xu hướng tăng so với tháng 06/2022, như: Báo Lao động tăng 16,23%, Báo điện tử Thanh niên tăng 11,2%, Báo điện tử VietNamNet tăng 5,81%, Báo điện tử VnExpress tăng 3,22%, Báo điện tử Dân trí tăng 2,34%, Báo điện tử Tuổi trẻ tăng 1,97% và Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến tăng 0,53%.
Bàn chủ toạ Diễn đàn. (Ảnh: Hiếu Hiền)
Có một thực tế là, dù là báo in, báo điện tử hay phát thanh, truyền hình, vẫn dựa khá nhiều vào nguồn thu quảng cáo. Nếu như trước đây, doanh thu từ quảng cáo luôn chiếm trên 60%, thậm chí với một số cơ quan báo chí là 90% thì giờ đây sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là báo in. Nhiều người đặt kỳ vọng vào báo chí điện tử, song nguồn thu từ báo chí điện tử dù tăng nhưng vẫn cần nhiều thời gian để có được nguồn thu bền vững hơn.
Cũng theo Cục Báo chí, trước tình hình khó khăn trên, các cơ quan truyền thông, báo chí cần quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số báo chí, hình thành sản phẩm báo chí số, mô hình kinh doanh mới. Chuyển đổi số trong báo chí là việc sử dụng các công nghệ số nhằm thay đổi toàn diện hoạt động tòa soạn từ quản trị nhân lực, sản xuất, tối ưu hóa dữ liệu, đến quy trình xuất bản, phân phối nội dung nhằm tạo ra một tòa soạn, tổ hợp báo chí hội tụ đa phương tiện, kết nối thuận tiện với độc giả, đảm bảo vai trò trụ cột trong định hướng thông tin và dư luận xã hội.
Chuyển đổi số cũng gắn với phát triển kinh tế số, đa dạng hóa nguồn thu, tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí với các nền tảng xuyên biên giới…
Ông Phạm Anh Tuấn phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: H-Hiền)
Thay mặt UBND tỉnh Bình Định, ông Phạm Anh Tuấn cảm ơn Ban tổ chức đã chọn Quy Nhơn – Bình Định để tố chức Diễn đàn Kinh tế báo chí 2023, đồng thời giới thiệu một số nét chủ yếu về tiềm năng, thế mạnh kinh tế - xã hội (KT-XH) của Bình Định và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh.
Ông Phạm Anh Tuấn cho biết: Bên cạnh các mục tiêu phát triển KT-XH, tỉnh Bình Định luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động báo chí phát triển. Riêng về khái niệm “kinh tế báo chí”, đây là vấn đề cấp thiết cần có lời giải đáp để báo chí Việt Nam phát triển; đặc biệt, việc giải được bài toán kinh tế báo chí cũng giúp cho báo chí các địa phương có thể từng bước tự chủ tài chính, để có bước phát triển đột phá nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng báo chí cách mạng Việt Nam; là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.
Cũng theo ông Phạm Anh Tuấn, để gỡ khó cho bài toán kinh tế báo chí của địa phương, tỉnh Bình Định đang ưu tiên dành nhiều nguồn lực, tăng ngân sách chi cho hoạt động truyền thông, mà đặc biệt là hoạt động truyền thông chính sách, tập trung truyền thông các nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương theo cơ chế hợp tác truyền thông... để hỗ trợ cho các cơ quan báo chí…
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết: Trước xu hướng sụt giảm doanh thu của các cơ quan báo chí, chúng ta còn lúng túng trong việc suy nghĩ giải pháp để tháo gỡ khó khăn, điều này có một phần trách nhiệm từ phía cơ quan quản lý trong việc tháo gỡ cơ chế chính sách chưa đủ nhanh và chưa đủ kịp thời. "Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 sẽ là cơ hội để anh, chị, em chúng ta chia sẻ cách làm hay, kinh nghiệm tốt, giúp chúng ta tiến về phía trước với tinh thần lạc quan", ông Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ.
Ông Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ một số nội dung về “kinh tế báo chí”. (Ảnh: H-H)
Theo Ban Tổ chức, Diễn đàn Kinh tế báo chí 2023 gồm có 03 phiên: “Thực trạng và khó khăn về kinh tế báo chí” (Phiên 01); “Mô hình, kiến nghị, giải pháp về kinh tế báo chí” (Phiên 02); “Trao đổi, thảo luận” (Phiên 03).
Theo đó, tại Diễn đàn, các đại biểu đã trình bày tham luận, qua đó đưa ra những giải pháp cho kinh tế báo chí, như chuyển đổi số báo chí nhằm thay đổi toàn diện hoạt động tòa soạn từ quản trị nhân lực, sản xuất, tối ưu hóa dữ liệu, đến quy trình xuất bản, phân phối nội dung nhằm tạo ra một tòa soạn/tổ hợp báo chí hội tụ đa phương tiện, kết nối thuận tiện với độc giả, đảm bảo vai trò trụ cột trong định hướng thông tin và dư luận xã hội.
Chuyển đổi số cũng gắn với phát triển kinh tế số, đa dạng hóa nguồn thu, tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí với các nền tảng xuyên biên giới…
Đáng lưu ý, nhiều đại biểu đã thống nhất với một số kiến nghị nhằm phát triển kinh tế báo chí, như: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế báo chí;
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ, có hiệu quả Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 nhằm phát triển báo chí “chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn”;
Tăng cường đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí theo tinh thần Chỉ thị số 09/CT-TTg về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 – 2025;
Cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí thể hiện vai trò dẫn dắt, hỗ trợ cơ quan báo chí trong chuyển đổi số, trong các hoạt động kinh tế báo chí. Đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ đo lường hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo, quản lý báo chí, tăng cường bảo vệ quyền lợi của báo chí trên các nền tảng xuyên biên giới;
Các cơ quan báo chí đổi mới nhận thức, tư duy về chuyển đổi số, kinh tế báo chí; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm báo chí chất lượng cao, thường xuyên đổi mới sản xuất theo xu hướng báo chí số với mục tiêu lấy “bạn đọc là trung tâm”…
Viết Hiền
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.