Doanh nghiệp, ngành hàng đẩy mạnh sản xuất nỗ lực lấp đầy đơn hàng xuất khẩu
hứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết: Bộ xác định những tháng cuối năm tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thì: "Những mặt hàng có kim ngạch lớn như nông sản, dệt may, giày dép đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta. Hiện nay, những mặt hàng đó đều phụ thuộc vào yêu cầu của thị trường, trước tình trạng nhu cầu đang giảm sút cho một số thị trường thì nhiệm vụ của chúng ta là cố gắng làm sao khai thác đầy đủ tất cả các thị trường đồng thời giải tỏa các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp. Làm được tất cả thì hy vọng là chúng ta vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong những tháng cuối năm".
Doanh nghiệp, ngành hàng đẩy mạnh sản xuất nỗ lực lấp đầy đơn hàng xuất khẩu. Ảnh minh internet.
Để hoàn thành kế hoạch năm cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tạo thuận lợi trong các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp như các thủ tục hoàn thuế, thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, cấp chứng nhận xuất xứ (C/O)… Các đơn vị chức năng của Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác phát triển thị trường, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, kinh tế khó khăn và tỷ lệ lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn như Mỹ, Châu Âu… khiến sức mua các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có hàng dệt may giảm đáng kể.
Cũng theo ông Giang: "Tháng cuối năm nay, đứng trước những thách thức của thị trường, sức mua toàn cầu giảm thì yếu tố tác động lớn nhất là liên quan đến vấn đề giá thành. Chi phí đầu vào tăng cho nên các doanh nghiệp của ngành dệt may Việt Nam đã đưa ra mục tiêu năm nay có thể là hòa vốn nhưng phải giữ được ổn định và phát triển của doanh nghiệp để giữ người lao động và giữ được thị trường, giữ được khách hàng, đấy là mục tiêu số một.
Thứ hai là doanh nghiệp cũng bắt đầu thắt hầu bao, kiểm soát mọi khoản chi phí đầu vào để hạn chế tối đa tăng chi phí tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất, mục tiêu số ba, làm sao đó vẫn có một phần lợi nhuận để lo lương thưởng tháng 13 cho người lao động. Có như vậy, chúng ta mới kỳ vọng cho sự ổn định của mục tiêu 2023 đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam".
Doanh nghiệp, ngành hàng đẩy mạnh sản xuất nỗ lực lấp đầy đơn hàng xuất khẩu. Ảnh minh internet.
Một ngành xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam là da giày cũng đang gặp nhiều khó khăn khi nguồn cung nguyên phụ liệu, nguồn lao động bị thiếu, đơn hàng chững lại.
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam, đến thời điểm này, lợi thế của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ngành da giày tận dụng tốt nhưng những tháng cuối năm, ngành đối mặt với nhiều rủi ro như lạm phát tại các thị trường xuất khẩu đang tăng cao khiến sức mua suy giảm, gia tăng lượng hàng tồn kho.
"Chúng tôi cố gắng đạt kế hoạch xuất khẩu khoảng 23 - 25 tỷ USD, tuy nhiên, để cạnh tranh trong thời gian sắp tới, cần phải nâng cao giá trị cao hơn. Vậy thì muốn sản xuất những mặt hàng giá trị cao hơn thì chúng ta cần những nguồn nguyên liệu có giá trị cao từ các nước.
Với các thế mạnh của Hiệp định FTA thì chúng tôi mong muốn tận dụng tốt được các cơ hội nhập khẩu từ các thị trường này, đặc biệt là thị trường EU có nguồn nguyên phụ liệu có giá trị cao để chúng ta có thể sản xuất mặt hàng giày dép ở mức độ cao hơn cũng như có thể nhập khẩu được những công nghệ thiết bị mới. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi mà chúng ta đều phải hướng tới sản xuất bền vững và sử dụng những công nghệ xanh sạch thì cần phải khai thác được tiềm năng của các thị trường này để phục vụ đổi mới công nghệ" - bà Xuân chia sẻ.
Theo các chuyên gia, hiện nay, thương mại toàn cầu đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự kết nối, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp.
Hải Dương (t/h)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.