• Click để copy

Đổi mới chính sách, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai

Sáng 9-9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Đại học Nông lâm Huế, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề “Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế-xã hội”.

Đây là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn, góp phần đưa ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai trong bối cảnh Chính phủ đang hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội Khóa XV thông qua vào Kỳ họp thứ 6 (tháng 10-2023).

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân nhấn mạnh, đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt, tài sản quan trọng của quốc gia, có tác động trực tiếp tới sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực.

Đổi mới chính sách, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: TRỌNG DIÊN

Khẳng định vai trò quan trọng của đất đai, phát biểu khai mạc hội thảo, GS, TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia đặc biệt quan trọng và có tác động tới sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực. Đất đai là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn để phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước.

Công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ cho việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực đất đai; phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở đô thị; tạo điều kiện cho đất đai tham gia vào thị trường bất động sản; tăng đáng kể nguồn thu cho ngân sách, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. 

Đổi mới chính sách, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai
GS, TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của đất đai. Ảnh: TRỌNG DIÊN

Tuy nhiên, để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển bền vững thì đất đai phải được khai thác, quản lý, sử dụng, quản trị và bảo vệ một cách khoa học và hợp lý. Mặt khác, cần phải sử dụng hiệu quả các công cụ để làm gia tăng giá trị sử dụng đất, vừa để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vừa tạo được nguồn thu ngân sách lớn, ổn định và bền vững.

“Việc đổi mới chính sách đất đai và sử dụng hiệu quả các công cụ thực thi chính sách như đăng ký, quy hoạch đất đai, tài chính đất đai khoa học công nghệ… là vô cùng cấp thiết. Bên cạnh đó, để nâng cao nguồn lực quản lý đất đai cho sự phát triển kinh tế-xã hội cần phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”, GS, TS Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh.

Tham luận tại hội thảo, nhiều ý kiến nhấn mạnh, đến nay, hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đã căn bản giải quyết được các vấn đề liên quan tới quản lý sử dụng đất trong bối cảnh phát triển hiện tại của quốc gia và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm thi hành, Luật Đất đai năm 2013 còn bộc lộ một số bất cập, chưa theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn. Nổi bật như hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có sử dụng đất chưa bảo đảm tính tổng thể, thống nhất và đồng bộ. Việc giao đất, cho thuê đất ở một số nơi còn nhiều bất cập, sai phạm. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, chưa đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống của người có đất bị thu hồi, gây thất thoát ngân sách nhà nước...

Đề xuất các giải pháp khai thác nguồn lực đất đai trong phát triển kinh tế-xã hội, các ý kiến nhấn mạnh tới việc kiện toàn và đổi mới chính sách, pháp luật quản lý đất đai; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin đất đai; đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hoàn thiện quy định về phát triển quỹ đất; phát triển thị trường bất động sản và thị trường quyền sử dụng đất; hoàn thiện cơ chế tài chính về đất đai; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai...

VŨ DUNG

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4-4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Hà Nội viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Bản tin nông sản hôm nay (4-4): Giá cà phê, hồ tiêu duy trì ổn định
Bản tin nông sản hôm nay (4-4): Giá cà phê, hồ tiêu duy trì ổn định

Bản tin nông sản hôm nay (4-4): Giá cà phê, hồ tiêu trong nước duy trì ổn định, giá lúa gạo tăng nhẹ.

Thuế 46% của Mỹ - tác động và giải pháp ứng phó
Thuế 46% của Mỹ - tác động và giải pháp ứng phó

Ngày 2-4-2025 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố biểu thuế đối kháng có hiệu lực từ ngày 9-4-2025, theo đó thuế suất đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lên đến 46% - chỉ thấp hơn mức 49%, 48% mà Mỹ áp đặt lên Campuchia và Lào.

Mỹ áp thuế đối ứng 46%: Các doanh nghiệp trong nước cần làm gì?
Mỹ áp thuế đối ứng 46%: Các doanh nghiệp trong nước cần làm gì?

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước nhiều giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh Hoa Kỳ áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại toàn cầu.

Người nộp thuế có thể hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
Người nộp thuế có thể hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Ngày 3-4, tại cuộc họp báo quý I của Bộ Tài chính, ông Mai Sơn, Phó cục trưởng Cục Thuế cho biết, ngành thuế đã xây dựng và hoàn thành quy trình, ứng dụng hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động toàn trình đối với người nộp thuế.

Hạ thủy thành công tàu dịch vụ điện gió được trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại
Hạ thủy thành công tàu dịch vụ điện gió được trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại

Chiều 3-4, tại Quảng Ninh, Công ty Đóng tàu Hạ Long thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) đã tổ chức hạ thủy thành công tàu dịch vụ điện gió CSOV.