Đơn giản hóa thủ tục, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Sáng 21-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13-11-2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng.
Thảo luận tại tổ, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội tán thành việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Nghị quyết sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xây dựng, phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh hiện nay; tạo cơ chế ưu đãi hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. |
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, nhà ở xã hội là vấn đề ngày càng cấp thiết, nhất là tại các đô thị lớn và khu công nghiệp, được dư luận xã hội, nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong khi đó, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội vẫn còn nhiều vướng mắc, do cơ chế thiếu linh hoạt, thủ tục kéo dài và chưa đủ hấp dẫn với nhà đầu tư.
Bày tỏ nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục, để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội.
Lưu ý một số chính sách mới trong dự thảo Nghị quyết so với kết luận của cơ quan có thẩm quyền, gồm: Xác định giá bán, giá thuê nhà ở xã hội; điều kiện nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội; hoàn trả tiền sử dụng đất, kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc khấu trừ nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư nhà ở xã hội..., Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục giải trình rõ các chính sách này, để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội.
Để triển khai hiệu quả các chính sách trong dự thảo Nghị quyết, tránh sự trùng lắp, chồng chéo các quy định, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cơ quan chủ trì cần tiếp tục rà soát lại các quy định trong dự thảo Nghị quyết liên quan đến Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Xây dựng...
Khẳng định nhà ở xã hội không chỉ là vấn đề mang tính chất kinh tế mà còn là bài toán an sinh và công bằng xã hội, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nhấn mạnh, việc Quốc hội cho thí điểm chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội là bước đi quan trọng, cấp thiết, gắn với an sinh xã hội, ổn định thị trường lao động và phát triển bền vững. Tuy nhiên, đại biểu nêu rõ, do đây là chính sách mới, có tầm ảnh hưởng lớn, nên cần đặt ra những cảnh báo nghiêm túc về nguy cơ phát sinh các kẽ hở trong quá trình thực thi, do có thể dẫn đến lạm dụng, tham nhũng, tiêu cực và lãng phí nguồn lực.
Để hoàn thiện hơn nữa, đại biểu tỉnh Quảng Trị cho rằng dự thảo Nghị quyết cần được thiết kế đồng bộ, chặt chẽ, minh bạch, để tạo niềm tin và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, đồng thời bảo vệ lợi ích của người dân ở mức cao nhất.
Thảo luận tại tổ, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) đánh giá, việc ban hành Nghị quyết này trong bối cảnh, giai đoạn hiện nay là nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, giảm bớt các thủ tục; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội.
Đại biểu đề nghị cần phải có quy định rất rõ đối với các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động khi đến làm việc ở đơn vị mới sau khi sắp xếp lại, để các đối tượng này được tạo điều kiện thuận lợi nhất, được thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội với giá ưu đãi.
Tin, ảnh: TTXVN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.