• Click để copy

Đồng hành nhân ái, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

Chiến tranh đã lùi xa gần 50 năm, nhưng hậu quả của chất độc hóa học/dioxin gây ra còn lâu dài; đời sống của nhiều nạn nhân da cam và gia đình họ còn rất khó khăn. Nhận thức sâu sắc về hậu quả của chất độc hóa học đối với môi trường và sức khỏe con người, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách khắc phục hậu quả chất độc hóa học đối với môi trường và sức khỏe con người; giải quyết chế độ và chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC). Cuộc đấu tranh đòi công lý cho các NNCĐDC tiếp tục được tiến hành, theo đúng chủ trương đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới.

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Dân vận Trung ương, vừa qua, Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam phát động “Tháng hành động vì NNCĐDC” (từ ngày 1-8 đến 31-8-2003), nhằm kêu gọi các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủng hộ nguồn lực chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC.

Để “Tháng hành động vì NNCĐDC” năm 2023 đạt hiệu quả, Trung ương Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam đã làm tốt công tác tham mưu để Ban Dân vận Trung ương ban hành văn bản chỉ đạo cấp ủy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức “Tháng hành động vì NNCĐDC” năm 2023. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã, đang lãnh đạo, chỉ đạo các cấp hội NNCĐDC/dioxin tổ chức các hoạt động hiệu quả, thiết thực, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra trong tháng hành động. 

Trung ương Hội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị Quân đội triển khai thực hiện Kết luận của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đến thăm và làm việc với Trung ương Hội, về việc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị toàn quân quan tâm giải quyết vấn đề cựu chiến binh tham gia hoạt động kháng chiến bị mắc các bệnh, tật về da cam nhưng mất giấy tờ (cả nước hiện có khoảng 60.000 người); đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thảm họa da cam; những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong khắc phục hậu quả chất độc hóa học; chăm sóc, giúp đỡ và đấu tranh đòi công lý cho NNCĐDC.

Cùng với đó, Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 701 đẩy mạnh thực hiện Chương trình phối hợp giai đoạn 2021-2026, trực tiếp làm tốt công tác tuyên truyền nhân 62 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam và đẩy mạnh các hoạt động trong “Tháng hành động vì NNCĐDC” năm 2023. Hội phối hợp với Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường triển khai dự án cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại 8 tỉnh giai đoạn 2021-2026; phối hợp với Binh chủng Hóa học tổ chức triển lãm chuyên đề về da cam năm 2023 ở hai tỉnh Quảng Ninh và Lâm Đồng.

Đồng hành nhân ái, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tri ân các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Ảnh: ANH MINH 

Chương trình nhắn tin từ thiện “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” năm 2023 được Trung ương Hội phối hợp với Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phát động vào ngày 21-7-2023. Có thể nói, đây là một trong những hoạt động thường niên, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là cách làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng tài chính của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các thành phần trong xã hội. Số tiền thu được từ chương trình không những phản ánh tình cảm và trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với NNCĐDC mà còn làm cho đông đảo người Việt Nam và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về thảm họa da cam ở Việt Nam và công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Năm 2022, chương trình thu được hơn 3 tỷ đồng; số tiền này được Hội dùng để hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 16 nhà tình nghĩa, tặng 550 suất quà trong dịp 10-8, trao 1.240 suất quà Tết tặng nạn nhân da cam các tỉnh, hỗ trợ nuôi dưỡng thường xuyên NNCĐDC tại các trung tâm trong cả nước. Năm 2023, chương trình phấn đấu đạt từ 3 tỷ đồng trở lên. Số tiền thu được sẽ dành vào các hoạt động: Hỗ trợ khám, chữa bệnh; xây, sửa nhà tình nghĩa; hỗ trợ học nghề; nuôi dưỡng và tặng quà NNCĐDC tại các địa phương...

Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam mong muốn, thông qua “Tháng hành động vì NNCĐDC” 2023, các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân, các đoàn thể chính trị-xã hội và các tầng lớp nhân dân tiếp tục đẩy mạnh Phong trào “Hành động vì NNCĐDC”, quan tâm, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần, để NNCĐDC vơi bớt nỗi đau, từng bước ổn định cuộc sống. Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam kêu gọi Chính phủ, nhân dân Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc hóa học, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.

Để triển khai thực hiện hiệu quả “Tháng hành động vì NNCĐDC” năm 2023 và Phong trào “Hành động vì NNCĐDC”, trong thời gian tới, hội NNCĐDC/dioxin các cấp cần tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể, đó là:

Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 43, Chỉ thị 14 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 2215 của Thủ tướng Chính phủ; đổi mới công tác tuyên truyền để dư luận trong và ngoài nước hiểu rõ hơn thảm họa da cam ở Việt Nam, từ đó tích cực tham gia hưởng ứng Tháng hành động vì NNCĐDC bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.

Hội NNCĐDC/dioxin các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động vận động nguồn lực cả trong nước và quốc tế để chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp và mang tính bền vững. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với NNCĐDC, bảo đảm không để xảy ra sai phạm, tiêu cực, trục lợi chính sách, thực hiện đúng đối tượng, đầy đủ chính sách theo quy định; đề nghị các ngành chức năng xem xét, giải quyết chế độ, chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và thế hệ thứ ba là cháu của người hoạt động kháng chiến bị di nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân; kiên trì cuộc đấu tranh đòi công lý cho NNCĐDC Việt Nam. Các cấp hội NNCĐDC/dioxin tiếp tục phát huy tinh thần “Đoàn kết-Nghĩa tình-Trách nhiệm-Vì NNCĐDC”, tích cực đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động; hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị Đảng, Nhà nước giao là chăm sóc, giúp đỡ và đấu tranh đòi công lý cho NNCĐDC Việt Nam bằng những hình thức và bước đi phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn mới.

Thượng tướng NGUYỄN VĂN RINH    

Bài liên quan

Tin mới

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.