Đừng để doanh nghiệp tự “bơi”
Các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các cấp phải thấy rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, phát biểu của Giám đốc điều hành Công ty Smarthub Logistics Technology (Công ty Smarthub) Tạ Minh Vang thu hút sự quan tâm của các đại biểu. Câu chuyện mà anh Vang kể tại đây thoạt nghe thực không có gì đáng quan tâm, bởi đó là chuyện hoạt động của một doanh nghiệp tư nhân được thành lập từ năm 2014. Tuy nhiên, ở phần kết câu chuyện lại trở thành đề tài tranh luận rất cởi mở giữa Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Giám đốc Công ty Smarthub.
Dẫu mới 9 năm đi vào hoạt động nhưng Công ty Smarthub đã chiếm lĩnh được thị trường trong hoạt động dịch vụ về logistics tại Việt Nam. Để có được thành quả ấy, thời gian đầu, lãnh đạo Công ty Smarthub phải bươn chải vừa tổ chức xây dựng phần mềm, vừa vận động các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics sử dụng mang tính thử nghiệm và hoàn toàn miễn phí. Thực sự là cho không, nhưng cũng rất ít lãnh đạo doanh nghiệp mặn mà, bởi tâm lý “dù tốt cũng là hàng nội”.
Các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các cấp phải thấy rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ảnh minh họa: VGP |
Thế rồi, mọi chuyện cũng mang lại kết quả mỹ mãn khi Công ty Smarthub nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhận thấy những tiện ích khi ứng dụng phần mềm của Công ty Smarthub trong lĩnh vực logistics, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ động trở thành khâu trung gian trong giới thiệu sản phẩm giữa Công ty với các doanh nghiệp. Kết quả, đến nay, phần mềm của Công ty Smarthub trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam.
Vậy, bài học rút ra ở đây là gì? Vì sao trong suốt nhiều năm, sản phẩm của Công ty Smarthub không thể khẳng định được vị trí trên thị trường? Nguyên nhân cốt lõi chính là thiếu đi “bà đỡ” từ chính các cơ quan quản lý nhà nước. Bởi vậy, chỉ khi Công ty Smarthub tìm được “bà đỡ” cho mình mới tạo ra cơ hội để minh chứng tính ưu việt của sản phẩm, mới tạo được niềm tin đối với các doanh nghiệp.
Chuyện tưởng chừng đơn giản, thậm chí còn là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước nhưng khi đi vào thực tế lại hết sức khó khăn. Khó là bởi, các cơ quan quản lý cho rằng việc đưa sản phẩm vào thị trường là chuyện của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp cứ phải tự mình mày mò, dò dẫm.
Điều này để lại nhiều hệ lụy: Nếu thiếu tính kiên trì, doanh nghiệp khó lòng đứng vững dẫn tới thua lỗ rồi phá sản; không khuyến khích được doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh trên thị trường; hệ lụy còn là cơ hội tạo ra những thế lực ngầm để làm ăn phi pháp...
Sự hỗ trợ, giúp sức của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tưởng như là lẽ đương nhiên, nhưng thực tế không phải chỗ nào cũng làm tốt. Bài học từ thành công của Công ty Smarthub cho thấy: Các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các cấp phải thấy rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Giúp đỡ doanh nghiệp không phải là sự bố thí, ban ơn mà đó chính là tạo dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Chỉ khi nào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền nhà nước nhận thức được đầy đủ như vậy thì mới khuyến khích được doanh nghiệp phát triển, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
LÊ LONG KHÁNH
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.