• Click để copy

EU “truy quét” mạng xã hội

Liên minh châu Âu (EU) vừa ban hành Luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), yêu cầu các nền tảng kỹ thuật số và công ty công nghệ, trong đó có những “ông lớn” như Facebook, TikTok, Twitter, YouTube… phải kiểm soát nội dung đăng tải và cho người dùng nhiều quyền lựa chọn hơn, nếu không sẽ phải chịu những án phạt nặng. Giới phân tích nhận định, những thay đổi của châu Âu có thể có tác động toàn cầu.

DSA yêu cầu những gì?

Theo The paper.cn, DSA được 27 quốc gia thành viên EU đàm phán xây dựng, là một phần của bộ quy định tập trung vào lĩnh vực công nghệ của liên minh này. Mục đích của đạo luật này nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trực tuyến và ngăn chặn việc lan truyền nội dung độc hại vừa bất hợp pháp vừa vi phạm điều khoản dịch vụ của nền tảng. Đạo luật cũng nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của người châu Âu như quyền riêng tư và tự do ngôn luận. Các công ty vi phạm có thể bị phạt 6% doanh thu toàn cầu, nếu tái phạm có thể bị cấm hoạt động tại thị trường của EU. 

Theo đó, các cổng thông tin lớn và công ty truyền thông xã hội hoạt động tại EU phải tăng cường xem xét nội dung bất hợp pháp và bảo vệ dữ liệu người dùng, đồng thời xóa các nội dung trực tuyến bất hợp pháp và có hại, như ngôn từ thù hận, thông tin sai lệch hoặc thông tin giao dịch hàng giả...

Thời gian qua, nhiều CEO các công ty công nghệ phải ra điều trần hoặc bị điều tra của các chính phủ, cùng với đó là nỗ lực chia nhỏ các tập đoàn khổng lồ ra nhưng vẫn chưa thực hiện được. Dư luận nhiều nước thậm chí còn đặt câu hỏi liệu những công ty này có quyền lực ngang với chính phủ hay không? Với đạo luật này, EU đặt ra yêu cầu cao hơn về tính minh bạch của thuật toán đề xuất của nền tảng, không chỉ người dùng có thể đặt câu hỏi về các quyết định xem xét nội dung của nền tảng, mà các nhà nghiên cứu còn có cơ hội lấy dữ liệu chính từ nền tảng để tiến hành nghiên cứu về nguy cơ của nội dung trực tuyến. Các gã khổng lồ công nghệ cũng không thể lập luận rằng các nền tảng trực tuyến không chịu trách nhiệm về nội dung do người dùng của họ đăng tải.

Báo cáo viên về DSA của EU cho rằng, internet và các nền tảng sẽ an toàn, công bằng và minh bạch hơn. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh sẽ lành mạnh hơn. Việc mua hàng, thảo luận trên mạng sẽ trở nên an toàn hơn. Tháng 7 vừa qua, Liên minh châu Âu cũng thông qua một đạo luật khác liên quan thị trường kỹ thuật số và có hiệu lực vào năm sau, nhằm điều chỉnh thị trường số, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các công ty số và ngăn chặn các gã khổng lồ công nghệ đa quốc gia dựa vào lợi thế độc quyền ở thị trường châu Âu. Theo đánh giá, đạo luật này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về luật công nghệ, như việc thay đổi nghĩa vụ chứng minh. “Các công ty công nghệ lớn sẽ phải chủ động chứng minh sự tuân thủ luật pháp của mình trong khi Ủy ban châu Âu không còn phải mất thời gian tìm kiếm lỗi sai của họ”, ông Andreas Schwab, điều phối viên về Đạo luật Thị trường kỹ thuật số của EU nói.

EU “truy quét” mạng xã hội
 Các công ty công nghệ lớn sẽ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt theo đạo luật DSA của EU. Ảnh: Reuters 

DSA nhằm vào ai?

Cho đến nay, có tổng cộng 19 nền tảng trực tuyến và công cụ tìm kiếm bị buộc phải tuân thủ các quy định mới này của EU, trong đó có: Facebook, TikTok, Twitter, YouTube, Instagram, LinkedIn, Pinterest, Snapchat, Amazon, Booking.com, Alibaba AliExpress, Zalando, Google Play, App Store, Google's Search, Bing, Google Maps và Wikipedia.

Danh sách của EU dựa trên số liệu do các nền tảng cung cấp. Những nền tảng có 45 triệu người dùng trở lên, tương đương 10% dân số EU - phải đối mặt với mức quy định cao nhất của DSA. Tuy nhiên, một số người thuộc các cơ quan của EU đã chỉ ra những công ty bị "lãng quên" đáng chú ý, như: eBay, Airbnb, Netflix và thậm chí cả PornHub. Danh sách này chưa chính xác và có thể các nền tảng khác sẽ tiếp tục được bổ sung. Tất cả các doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ kỹ thuật số cho người châu Âu đều sẽ phải tuân thủ DSA. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với ít nghĩa vụ hơn so với các nền tảng lớn nhất và có khoảng thời gian đệm là 6 tháng trước khi buộc phải tuân thủ.  

Những thay đổi đầu tiên

Các nền tảng đã triển khai những cách mới để người dùng châu Âu có thể đánh dấu nội dung bất hợp pháp và các sản phẩm né tránh tinh vi, mà các công ty sẽ có nghĩa vụ phải gỡ bỏ một cách nhanh chóng và khách quan.

Amazon đã mở một kênh mới để báo cáo các sản phẩm bị nghi ngờ là bất hợp pháp và đang cung cấp thêm thông tin về người bán bên thứ ba. TikTok cũng cung cấp cho người dùng một tùy chọn bổ sung để đánh dấu các video, chẳng hạn như lời nói thù hận và quấy rối, hoặc gian lận và lừa đảo sẽ được xem xét bởi một nhóm chuyên gia bổ sung. Một "nhóm người kiểm duyệt và chuyên gia pháp lý chuyên trách mới" sẽ xác định xem nội dung bị đánh dấu có vi phạm chính sách của họ hay là bất hợp pháp và cần bị xóa hay không. TikTok sẽ giải thích lý do xóa cho cả người đăng tải và người báo cáo nội dung đó, đồng thời có thể kháng cáo quyết định.

Google cũng đang cung cấp nhiều “khả năng hiển thị” hơn về các quyết định kiểm duyệt nội dung và các cách khác nhau để người dùng liên hệ với công ty. Tuy nhiên, công ty này không đưa thêm các thông tin chi tiết. Theo luật, Google và các nền tảng khác phải cung cấp thêm thông tin về lý do tại sao bài đăng bị gỡ xuống. Google cho biết họ sẽ tăng tính minh bạch của các quảng cáo nhắm mục tiêu đến người dùng ở EU. Công ty cũng đang mở rộng quyền truy cập dữ liệu cho các nhà nghiên cứu bên thứ ba đang nghiên cứu rủi ro nội dung hệ thống trong khu vực.

Facebook, Instagram, TikTok và Snapchat cũng đang cung cấp cho người dùng tùy chọn tắt hệ thống tự động đề xuất video và bài đăng dựa trên hồ sơ của họ. Những hệ thống như vậy bị cho là nguyên nhân khiến người dùng mạng xã hội ngày càng có những bài đăng cực đoan.

Ngoài ra, DSA cũng cấm nhắm mục tiêu vào các nhóm người dễ bị tổn thương (trong đó có trẻ em) bằng quảng cáo. Các nền tảng như Snapchat và TikTok sẽ ngừng cho phép các quảng cáo nhắm vào người dùng ở lứa tuổi vị thành niên dựa trên hoạt động trực tuyến của họ. Snapchat cho biết các nhà quảng cáo sẽ không thể sử dụng các công cụ cá nhân hóa và tối ưu hóa dành cho thanh thiếu niên ở Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh. Người dùng Snapchat từ 18 tuổi trở lên cũng sẽ có được sự minh bạch và quyền kiểm soát tốt hơn đối với những quảng cáo họ nhìn thấy. TikTok đã thực hiện một thay đổi tương tự, ngăn người dùng từ 13 đến 17 tuổi nhận được quảng cáo được cá nhân hóa “dựa trên hoạt động của họ trên hoặc ngoài TikTok”.

Sự tác động trên phạm vi toàn cầu?

Những thay đổi của châu Âu có thể có tác động toàn cầu. Wikipedia đang điều chỉnh một số chính sách và sửa đổi các điều khoản sử dụng để cung cấp thêm thông tin về “nội dung và người dùng có vấn đề”. Tổ chức phi lợi nhuận Wikimedia Foundation, nơi lưu trữ bộ bách khoa toàn thư do cộng đồng cung cấp, cho biết những thay đổi đó sẽ không chỉ giới hạn ở châu Âu và sẽ được triển khai trên toàn cầu. Các quy tắc và quy trình chi phối các dự án Wikimedia trên toàn thế giới, bao gồm mọi thay đổi nhằm đáp lại DSA, mang tính phổ quát nhất có thể.

Snapchat cho biết quy trình báo cáo và kháng nghị mới nhằm đánh dấu nội dung bất hợp pháp hoặc các tài khoản vi phạm quy tắc của họ sẽ được triển khai đầu tiên ở EU và sau đó trên toàn cầu trong những tháng tới.

Broughton Micova, đồng Giám đốc tổ chức tư vấn Trung tâm Quy định ở châu Âu có trụ sở tại Brussels, nói với hãng tin AP, rằng sẽ khó để các công ty công nghệ hạn chế những thay đổi liên quan đến DSA. Các hệ thống quảng cáo kỹ thuật số không bị cô lập ở châu Âu và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có thể có phạm vi tiếp cận toàn cầu. Bà nói: “Các quy định này xử lý các mạng đa kênh (MCN) hoạt động trên toàn cầu. Vì vậy, sẽ có hiệu ứng lan tỏa một khi áp dụng các biện pháp giảm nhẹ”.

Các nhà phân tích cũng dự đoán rằng, sau khi đạo luật được thực thi, cuộc chơi giữa những gã khổng lồ công nghệ EU và Mỹ sẽ trở nên căng thẳng hơn. Bởi các nền tảng kỹ thuật số cạnh tranh nhất ở châu Âu và thế giới vẫn do các công ty Mỹ thống trị.  

Từ góc độ xây dựng pháp luật, các quy định mới của EU có tác động tích cực trong việc thúc đẩy luật pháp về nền kinh tế kỹ thuật số, bảo vệ người tiêu dùng và điều tiết cạnh tranh thị trường trên toàn cầu. Daphne Keller, giám đốc Dự án Giám sát Nền tảng tại Trung tâm Chính sách Mạng của Đại học Stanford phân tích rằng "Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số" quy định các nền tảng áp dụng các giải thích thuật toán tốt hơn, điều này sẽ nâng cao sự hiểu biết trong và ngoài Liên minh châu Âu. Các nền tảng lớn nhất cũng có khả năng triển khai một số biện pháp cụ thể để bảo vệ người dùng trên toàn cầu. Ngoài ra, những thay đổi tích cực trong việc giảm thiểu rủi ro của các nền tảng trực tuyến lớn cũng như lợi ích gián tiếp từ các biện pháp như cải thiện khả năng tiếp cận dữ liệu của các nhà nghiên cứu sẽ mang tính toàn cầu.  

Đồng thời, tác động toàn cầu có thể thấy trước của DSA là ảnh hưởng đến cạnh tranh bằng cách áp đặt các nghĩa vụ trên các nền tảng nhỏ hơn trong khi các nền tảng lớn hơn chưa bao giờ đảm nhận hoặc chỉ đảm nhận ở giai đoạn phát triển sau này. Luật yêu cầu các hoạt động minh bạch hơn, thông báo cho người dùng và kháng cáo ở quy mô mà ngay cả những nền tảng lớn nhất cũng chưa từng thử qua, điều này sẽ đặt gánh nặng lớn lên các công ty nhỏ.

THANH SƠN (Lược dịch và tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.