• Click để copy

Gạo Việt Nam trước vận hội mới, chinh phục nhiều mục tiêu mới

Gạo Việt với chất lượng đã được khẳng định trên thị trường Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ và Canada...Việc nhiều quốc gia đồng loạt hạ giá gạo xuất khẩu đã vô tình mở ra cơ hội mới cho gạo Việt Nam tăng tốc vươn ra biển lớn với tâm thế mới.

Sức ép từ các thị trường lớn

Với việc chiếm 2/3 thị phần giao dịch gạo toàn cầu, Ấn Độ được xem là “ông lớn” của thị trường gạo thế giới. Vì vậy, mọi động thái của quốc gia này có ảnh hưởng lớn đến các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Năm 2022, với việc duy trì giá xuất gạo từ 334-386 USD/tấn, Ấn Độ đã hạ giá bán thấp hơn gạo Việt Nam 70-80USD/tấn. Đây là thách thức lớn trong bối cảnh giá nhiều loại vật tư đầu vào như xăng dầu, phân bón liên tục tăng. Đặc biệt là 2 năm gần đây do ảnh hưởng chiến tranh.

https://thuonghieucongluan.com.vn/gao-viet-nam-truoc-van-hoi-moi-chinh-phuc-nhieu-muc-tieu-moi-a176720.html

Ảnh minh họa, nguồn internet.

Tuy nhiên, trên thực tế người trồng lúa ở Ấn Độ vẫn có lợi nhuận do Chính phủ nước này áp dụng chính sách hỗ trợ. Th.S Nguyễn Phước Tuyên - nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp cho biết, nông dân Ấn Độ được tài trợ phân bón giá rẻ (URE 1.631 đồng/kg; DAP  7.610 đồng/kg).

Chỉ tính trong tài khóa 2022-2023, Chính phủ Ấn Độ đã chi 14 tỉ USD để hỗ trợ chênh lệch giá phân bón cho nông dân. Chưa hết, Ấn Độ còn áp giá thu mua lúa tối thiểu tương đương 5.980 đồng/kg và sau đó mua 20 triệu tấn gạo hỗ trợ cho người nghèo. Điều này không chỉ khiến cho gạo Ấn Độ giành lợi thế sân nhà mà còn giành lợi thế ngay trên quốc gia là “đối thủ”. Cụ thể là Việt Nam, năm 2021 nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo và dự báo năm 2022 sẽ nhập trên 1 triệu tấn.

Nắm bắt cơ hội và lợi thế

Trước những lợi thế của “cường quốc” xuất khẩu gạo, theo các chuyên gia, Việt Nam nên tận dụng cơ hội này làm thế mạnh cho riêng mình. Thay vì cạnh tranh trực tiếp với gạo giá rẻ của Ấn Độ, Việt Nam nên “mở cửa” đón nhận vào phục vụ cho nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản trong bối cảnh giá lúa mì và bắp tăng cao.

“Cách làm này không chỉ giảm áp lực đầu vào cho chăn nuôi, thủy sản, mà còn giúp Việt Nam có thêm cơ hội để tập trung trồng và xuất khẩu gạo ngon với giá cao”, ThS Tuyên nhấn mạnh.

Theo ThS Tuyên, dù người trồng lúa Thái Lan cũng được Chính phủ áp dụng 2 mức hỗ trợ, nhưng với lợi thế về chất lượng, gạo Việt Nam có được lợi thế từ sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Cụ thể, nông dân Thái Lan nhận 2 gói hỗ trợ từ Chính phủ: Hỗ trợ bảo đảm thu nhập cho nông dân trồng lúa tương đương 4 triệu đồng/ha và hỗ trợ bảo hiểm (giá lúa thơm Hom Mali 10.200 đồng/kg và lúa thường 6.800 đồng/kg...), nhưng gạo Việt với chất lượng đã được khẳng định trong đời sống, các loại gạo từ giống lúa ST và LT28 được bày bán trên các kệ hàng tại siêu thị, cửa hàng tại Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ và Canada...

Tuy còn ở mức khiêm tốn, nhưng điều này đã hé lộ hướng đi mới cho gạo Việt trên đường vươn ra biển lớn.

Minh An (t/h)

 

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.