• Click để copy

Gấp rút sửa Luật Quy hoạch để tháo gỡ cho các dự án, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng 8%

Giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, sửa Luật Quy hoạch để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai các dự án đáp ứng yêu cầu tăng trưởng 8% trong năm 2025.

Sáng 28-5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Gấp rút sửa Luật Quy hoạch để tháo gỡ cho các dự án, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng 8%
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh lý do cần thiết phải gấp rút sửa đổi luật, tập trung vào ba vấn đề lớn trước mắt, trong khi các vấn đề khác sẽ được tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới để hướng tới một đợt sửa đổi toàn diện.

“Cho nên tại sao phải gấp rút sửa luật này và tập trung vào ba vấn đề lớn, còn nhiều vấn đề các đại biểu Quốc hội phát biểu, chúng ta sẽ sửa trong thời gian tới để toàn diện hơn”, Bộ trưởng nói.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, sửa Luật Quy hoạch để bảo đảm điều chỉnh ngay được các quy hoạch ở tất cả các cấp. Sau khi Nghị quyết về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh có hiệu lực, các địa phương sẽ phải ngay lập tức điều chỉnh quy hoạch.

Đồng thời, luật cũng phải đảm bảo nguyên tắc: Các quy hoạch đang được triển khai vẫn tiếp tục được thực hiện cho đến khi quy hoạch điều chỉnh có hiệu lực. Điều này nhằm tránh gián đoạn trong quản lý và đầu tư.

Cùng với đó, việc sửa luật lần này tập trung vào việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tối đa, tăng cường quyền tự chủ, tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm cho các cấp, các ngành. Bộ trưởng nhấn mạnh, việc này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nhiều địa phương đang triển khai mô hình chính quyền hai cấp.

Gấp rút sửa Luật Quy hoạch để tháo gỡ cho các dự án, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng 8%
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: TRỌNG HẢI 

“Nếu theo quy định hiện hành của Luật Quy hoạch hiện hành thì phân cấp rất khó khăn, cái gì ở dưới địa phương thay đổi đều phải trình lên trên, đều phải trình Chính phủ và đều phải trình Quốc hội”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói.

Trước ý kiến băn khoăn của đại biểu Quốc hội về việc “phân cấp như thế thì có bảo đảm được không”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu quan điểm: “Đây là tình huống bắt buộc chúng ta phải làm, nếu không lại theo quy trình và trình lên đến Chính phủ để trình Quốc hội thì không biết đến bao giờ địa phương mới làm được”.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đặc biệt nhấn mạnh, dự thảo luật được xây dựng nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn để kịp thời triển khai các dự án phục vụ mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trong năm 2025.

“Đây là lý do chính tại sao phải gấp rút sửa Luật Quy hoạch lần này”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định, “còn về lâu dài, Chính phủ sẽ trình Quốc hội để sửa tổng thể, toàn diện”.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng thẳng thắn nhìn nhận, Luật Quy hoạch từ khi ban hành đã “rất vướng chứ không phải không”. Do đó, khi tiến hành sửa toàn diện, cần mạnh dạn rà soát, giữ những gì cần thiết, bỏ những gì không còn phù hợp. Một trong những vấn đề nổi cộm là các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành.

“Các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành không nằm trong hệ thống quy hoạch quốc gia nhưng tại sao vẫn phải đưa vào trong này để quy định, chi phối? Vì vừa rồi, 28 quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành mâu thuẫn với hệ thống quy hoạch quốc gia, mâu thuẫn với quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, dẫn đến xung đột và rất khó tháo gỡ”, Bộ trưởng dẫn chứng.

CHIẾN THẮNG

Tin mới

Hà Tĩnh triệt phá đường dây vận chuyển ma túy rất lớn từ Lào về Việt Nam
Hà Tĩnh triệt phá đường dây vận chuyển ma túy rất lớn từ Lào về Việt Nam

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh vừa chủ trì, phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an địa bàn bắt giữ 02 đối tượng vận chuyển trái phép 45 kg ma túy các loại qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Phát huy lực lượng tại chỗ ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt lịch sử
Phát huy lực lượng tại chỗ ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt lịch sử

Đến sáng ngày 23-7, lũ lụt trên các xã vùng cao tỉnh Nghệ An vẫn diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng hơn các tuyến đường giao thông kết nối với các xã ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Chính quyền địa phương đang phát huy tối đa lực lượng tại chỗ để ứng phó với các tình huống, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga - Ukraine bị phủ bóng
Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga - Ukraine bị phủ bóng

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại với nhiều diễn biến giằng co dai dẳng, những tin tức về vòng đàm phán tiếp theo tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) giữa hai bên đang bị phủ bóng bởi nỗ lực gia tăng cung cấp vũ khí cho Ukraine của Mỹ và các nước châu Âu.

Thuế quan của Mỹ: Nhà Trắng công bố Tuyên bố chung về Hiệp định Thương mại đối ứng với Indonesia
Thuế quan của Mỹ: Nhà Trắng công bố Tuyên bố chung về Hiệp định Thương mại đối ứng với Indonesia

Rạng sáng 23-7 theo giờ Việt Nam, Nhà Trắng đã công bố Tuyên bố chung về Hiệp định Thương mại đối ứng giữa Mỹ và Indonesia nhằm tăng cường quan hệ kinh tế song phương, qua đó tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu của cả hai nước tiếp cận thị trường nhau ở mức độ chưa từng có. Hiệp định Thương mại đối ứng sẽ kế thừa mối quan hệ kinh tế lâu dài song phương, trong đó có Hiệp định khung về thương mại và đầu tư Mỹ - Indonesia, ký kết ngày 16-7-1996.

Mỹ đồng ý giảm nhẹ thuế quan với Philippines
Mỹ đồng ý giảm nhẹ thuế quan với Philippines

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22-7 đã đồng ý giảm nhẹ mức thuế quan với Philippines, từ 20% xuống còn 19%, sau cuộc gặp mà ông gọi là thành công với người đồng cấp Ferdinand Marcos Jr..

Quân sự thế giới hôm nay (23-7): Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu vượt âm ET-LDHCM
Quân sự thế giới hôm nay (23-7): Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu vượt âm ET-LDHCM

Quân sự thế giới hôm nay (23-7) gồm các nội dung: Ấn Độ thử nghiệm tên lửa hành trình siêu vượt âm ET-LDHCM; Mỹ điều UAV MQ-9A Reaper tới Hàn Quốc; Nhật Bản giới thiệu tàu hộ vệ tên lửa lớp Mogami nâng cấp cho Australia.