Ghế nóng: Hồi hương những “dòng máu Việt”
Kể từ mùa bóng 2023, mỗi câu lạc bộ (CLB) thi đấu tại V-League được sử dụng thêm một cầu thủ Việt kiều; mỗi CLB tham dự giải bóng đá nữ vô địch quốc gia và giải futsal vô địch quốc gia được sử dụng một cầu thủ gốc Việt.
Quyết định trên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các CLB thu hút những tài năng bóng đá gốc Việt từ khắp nơi trên thế giới.
Những năm qua, vai trò của các cầu thủ Việt kiều ngày càng được khẳng định trong bản đồ bóng đá Việt Nam. Không khó để người hâm mộ chỉ ra những Văn Lâm, Hồng Quân, Đặng Văn Robert, Adriano Schmidt... đã và đang cống hiến tài năng, sức lực cho CLB chủ quản và đội tuyển Việt Nam.
Điểm mạnh của họ là có thể hình, thể lực; được tiếp xúc với môi trường bóng đá nước ngoài từ nhỏ nên đều thể hiện tính chuyên nghiệp trong và ngoài sân cỏ. Sự góp mặt của họ trong đội hình sẽ góp phần lan tỏa phong cách làm việc tích cực, chuyên nghiệp cho các đồng đội, thúc đẩy cả tập thể cùng tiến lên.
Lee Nguyễn (áo xanh) một cầu thủ Việt kiều đang thi đấu tại V.league. Ảnh: VPF. |
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận việc chiêu mộ những cầu thủ Việt kiều, nhất là đối với các CLB bóng đá nữ và bóng đá futsal không phải dễ. Môi trường tại các giải bóng đá Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về chuyên môn, tính cạnh tranh và lương thưởng. Đặc biệt, bóng đá nữ vốn không có nhiều tài trợ thì việc duy trì hoạt động đã khó, không nhiều đội bóng có thể đáp ứng được những điều kiện ngặt nghèo về kinh phí, thủ tục khi mời gọi cầu thủ gốc Việt về nước.
Câu chuyện về hai cầu thủ nữ gốc Việt là Chelsea và Kyah dù rất muốn được trở về thi đấu cho đội bóng quê hương nhưng chưa thể nhập quốc tịch Việt Nam đã và vẫn được người hâm mộ nhắc đến để minh chứng cho rào cản cơ chế.
Theo quy định, các cầu thủ Việt kiều phải đáp ứng điều kiện “thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch”. Bởi vậy, việc VFF tạo điều kiện để các cầu thủ Việt kiều về thi đấu cho các CLB trong nước là cơ hội giúp họ tích lũy thời gian thường trú nhằm nhập tịch, hướng tới mục tiêu phụng sự cho đội tuyển quốc gia. Những năm qua, có nhiều trường hợp cầu thủ Việt kiều đang có công việc ổn định tại nước ngoài, nhưng họ luôn bày tỏ nguyện vọng được thi đấu cho đội tuyển Việt Nam.
Vấn đề quan trọng nhất lúc này là ban lãnh đạo, ban huấn luyện các CLB bóng đá Việt Nam phải hiểu được tầm quan trọng của việc chiêu mộ những cầu thủ Việt kiều về nước, vì mục tiêu chung phát triển bóng đá Việt Nam. Lâu nay, hầu hết các CLB tại Việt Nam thường dồn toàn lực để chiêu mộ cầu thủ ngoại chất lượng.
Thậm chí có luồng suy nghĩ rằng, tiền đạo ngoại nắm giữ 50% sức mạnh của đội bóng, nên họ cố gắng mang về những “ông Tây” to khỏe, có sức càn lướt và ghi bàn tốt. Phương án trên chỉ giải quyết được bài toán trước mắt, song lại khiến nhiều cầu thủ nội không có “đất diễn”. Và hệ quả như lời của huấn luyện viên Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đang thiếu tiền đạo giỏi.
Những cầu thủ dù có cha hay mẹ là người Việt Nam đều là con cháu đất Việt. Họ cần phải được tạo điều kiện thuận lợi, được đãi ngộ hợp lý, thậm chí là có cơ chế đặc thù để trở về quê hương góp sức vào sự phát triển của bóng đá nước nhà.
HOÀI PHƯƠNG
Tin mới
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO trên biển
Theo tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, vừa phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện vận chuyển khoảng 75.000 lít dầu DO trên biển, không hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Tạm giữ trên 25 tấn vải may mặc do Trung Quốc sản xuất
Đội QLTT số 2,Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Thanh tra - Pháp chế, Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Công an huyện Yên Phong kiểm tra Điểm tập kết hàng hóa tại thôn Đông Mai, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc do Trung Quốc sản xuất.
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tổng kết Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, chuẩn bị xây dựng cho Kế hoạch kiểm tra định kỳ trong năm 2025.
Ngày Nhà giáo Việt Nam: Nơi gìn giữ tiếng Việt tại Thụy Sĩ
Trong không khí chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 / 20-11-2024), trường Bình Minh - nơi dạy tiếng Việt cho các em ở các bang nói tiếng Đức của Thụy Sĩ - đã tổ chức một sự kiện đầm ấm và mang đậm màu sắc văn hóa Việt, tại trụ sở của trường trên phố Auenstrasse, thành phố Zurich.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến chúc mừng Học viện Biên phòng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 19-11, Học viện Biên phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự buổi lễ.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, ngày 18-11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự hội nghị.